tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 17-01-2016

  • Cập nhật : 17/01/2016

Giá điện sẽ tăng tối thiểu 3%/lần

Tập đoàn Điện lực VN (EVN) sẽ được điều chỉnh giá điện trong khung cho trước nếu chi phí đầu vào tăng 3 - 5%, đồng thời ngành điện sẽ có quỹ bình ổn giá...

nhan vien cong ty dien luc gia dinh ghi chi so dong ho dien va gui thong bao gia cuoc dien trong thang cho cac ho dan tren duong tran ke xuong, quan phu nhuan, tp.hcm. trong thoi gian toi gia dien se dieu chinh toi thieu la 3%/lan - anh: hoai linh

Nhân viên Công ty Điện lực Gia Định ghi chỉ số đồng hồ điện và gửi thông báo giá cước điện trong tháng cho các hộ dân trên đường Trần Kế Xương, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Trong thời gian tới giá điện sẽ điều chỉnh tối thiểu là 3%/lần - Ảnh: Hoài Linh

Đó là nội dung chính trong dự thảo quyết định Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân vừa được Bộ Công thương công bố xin ý kiến nhân dân.

Tăng giá trên 5% phải có ý kiến của Thủ tướng

Theo dự thảo của Bộ Công thương, cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hiện nay sẽ được thay đổi một phần. Cụ thể, giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và “chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành”. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.

Cơ chế điều chỉnh giá cũng được quy định rõ: Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định khung giá điện. Khi các chi phí đầu vào tăng làm giá bán điện bình quân tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá hiện hành từ 3 - 5% và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân tương ứng. EVN chỉ cần báo cáo Bộ Công thương và Bộ Tài chính để kiểm tra.

Nếu cần tăng trên 5% hoặc giá bán điện bình quân cần điều chỉnh vượt phạm vi khung giá, EVN phải lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Nếu giá đầu vào làm giá bán điện bình quân tại thời điểm tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích quỹ bình ổn giá điện), quy định yêu cầu EVN giảm ngay giá bán điện ở mức tương ứng, bất kể mức giảm là bao nhiêu.

Dự thảo cũng giao Bộ Công thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công thương được quyền ra văn bản yêu cầu EVN giảm hoặc dừng tăng giá bán điện bình quân, được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện bình quân...

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Đinh Thế Phúc - cục phó Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương - cho biết trước đây các quy định cũng đã cho phép EVN quyền chủ động. Dự thảo quyết định Thủ tướng lần này theo hướng tăng công khai, minh bạch và đây vẫn đang là dự thảo, sau khi có ý kiến góp ý của nhân dân sẽ có chỉnh sửa để trình Thủ tướng quyết định.

Sẽ có quỹ bình ổn 
giá điện?

Đặc biệt, Bộ Công thương cũng sẽ công khai công thức tính giá bán điện bình quân, trong đó giá để làm cơ sở điều chỉnh giá điện này sẽ bao gồm 10 yếu tố cấu thành, gồm tổng chi phí phát điện, tổng doanh thu cho phép khâu truyền tải điện (theo năm); tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện và lợi nhuận định mức; mức trích lập quỹ bình ổn giá điện...

Như vậy, bên cạnh quỹ bình ổn giá xăng dầu, VN sẽ có thêm quỹ bình ổn giá điện. Theo dự thảo, trong trường hợp cần thiết Nhà nước sẽ sử dụng quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác theo quy định để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Nguồn hình thành quỹ bình ổn giá điện sẽ được trích từ giá bán điện và sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, quỹ chỉ được trích lập khi các yếu tố đầu vào hình thành giá bán điện giảm so với hiện hành và chi phí sản xuất kinh doanh điện bị “treo” (chưa được tính hết vào giá bán điện) đã được xử lý hết. Cũng theo dự thảo, EVN được giao quyền thực hiện việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá điện.

Trả lời Tuổi Trẻ về căn cứ lập quỹ bình ổn, căn cứ nào để quyết định xả quỹ bình ổn, ông Đinh Thế Phúc cho rằng việc lập quỹ bình ổn giá điện đã được quy định trong Luật giá năm 2012, quy chế xả quỹ sẽ do Bộ Tài chính hướng dẫn.

Theo một chuyên gia Bộ Công thương, việc ban hành dự thảo quyết định Thủ tướng lần này yêu cầu mỗi lần điều chỉnh phải tối thiểu 3%, mục đích là để tránh điều chỉnh nhỏ hoặc điều chỉnh nhiều. Ví dụ nếu không quy định, sau 3 tháng chi phí đầu vào làm giá thành tăng 2,9%, EVN đã có quyền điều chỉnh.

Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái là nếu có trường hợp giá đầu vào đã tăng 2,9% nhưng không điều chỉnh thì chu kỳ tính giá tiếp theo rất có thể giá điện sẽ phải tăng mạnh và giật cục hơn.


Bắt trưởng công an xã vận chuyển 600 viên ma túy tổng hợp

Người bị bắt là ông Lò Văn Khiệm - phó chủ tịch UBND xã kiêm trưởng Công an xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

Sáng 16-1, nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng đối với ông Lò Văn Khiệm - phó chủ tịch UBND xã, kiêm trưởng Công an xã Tam Thanh, huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn - để điều tra hành vi “vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy”.

Được biết, ông Khiệm bị lực lượng cảnh sát phòng chống ma túy của Công an tỉnh Thanh Hóa bắt trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Ngọc Lặc, khi đang vận chuyển ma túy từ xã Tam Thanh về TP Thanh Hóa để tiêu thụ.

Khám xét tại chỗ đối với ông Khiệm, cảnh sát thu giữ 600 viên hồng phiến (một loại ma túy tổng hợp), một số giấy tờ, đồ dùng liên quan đến hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Trưa 16-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Văn Đạt - chủ tịch UBND huyện Quan Sơn - cho biết sau khi nhận được thông báo của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa về vụ án ma túy liên quan đến ông Khiệm, Ban thường vụ Huyện ủy Quan Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng.

Chủ tịch UBND huyện cũng đã có quyết định đình chỉ chức vụ phó chủ tịch, kiêm trưởng công an xã đối với ông Khiệm để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an.


Nhóm trộm tuổi teen chém phó trưởng công an huyện

 Đột nhập vào nhà riêng của phó trưởng công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, bị phát hiện, một nghi phạm chém trọng thương chủ nhà để giải cứu đồng bọn.

Sáng 15-1, công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận đã tạm giữ các nghi phạm đột nhập vào nhà riêng của thượng tá Lê Văn Bảy - phó trưởng công an huyện Hàm Thuận Nam vào khuya 14-1.

Các đối tượng trên gồm: Đ.X.K (15 tuổi), K.V.H. (16 tuổi), B.Q. (16 tuổi) cùng ngụ xã Phan Thanh (huyện Bắc Bình), đến huyện Hàm Thuận Nam làm thuê cho một trang trại thanh long.

Thông tin ban đầu từ lực lượng chức năng cho biết vào lúc 23g30 ngày 14-1, một người dân phát hiện nhóm người đột nhập vào khu vườn của gia đình thượng tá Lê Văn Bảy, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam nên đã gọi điện báo cho thượng tá Bảy biết.

Thượng tá Lê Văn Bảy mở cửa phối hợp với người dân bắt hai tên trộm này thì bất ngờ có một tên trộm khác cầm hung khí xông vào chém liên tục vào người ông Bảy, giải cứu đồng bọn.

Ông Bảy được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Sau đó, ông Bảy được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM để điều trị.

Công an huyện Hàm Thuận Nam ngay sau đó đã bắt được cả ba nghi phạm trên.


Ưu tiên các 
dự án cải thiện môi trường 
tại Phú Quốc

Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng triển khai các dự án

Ngày 15-1, tại Diễn đàn các nhà đầu tư và kinh doanh ở Phú Quốc (Phu Quoc Meeting 2016), ông Mai Anh Nhịn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng triển khai các dự án, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên như du lịch, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Trả lời ý kiến lo ngại của nhiều nhà đầu tư về môi trường như xử lý nước thải, rác thải trên đảo chưa có, ông Nhịn thừa nhận tuy quy hoạch chung đã có nhưng các hạng mục xử lý nước thải, rác thải cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, chưa làm được nên đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư trong thời gian tới.

Hiện mới có một nhà đầu tư được duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác thải và dự kiến triển khai ngay trong năm nay.

Đối với các ý kiến đề nghị tăng thời hạn miễn thị thực cho khách nước ngoài lên ít nhất 3 - 6 tháng, thay vì 30 ngày lại phải đăng ký thị thực, ông Nhịn cho hay đây là quy định ngoài thẩm quyền, tỉnh ghi nhận và sẽ có kiến nghị lên cấp cao hơn.

Riêng sự quan tâm của các nhà đầu tư về khung pháp lý để đầu tư casino tại Phú Quốc, ông Nhịn cho biết hiện nay trung ương mới có chủ trương cho thí điểm, còn đến bao giờ có được khung pháp lý hoàn thiện còn phải chờ


Mua bán thận 300 triệu đồng, 'cò’ ăn phân nửa

vet mo sau khi lay than - anh minh hoa: mai tram

Vết mổ sau khi lấy thận - Ảnh minh họa: Mai Trâm


Nguồn tin Thanh Niên cho biết Cơ quan CSĐT - Công an TP.Hà Nội đã kết thúc điều tra vụ án “làm giả giấy tờ tài liệu để mua bán thận”, chuyển hồ sơ đến Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Trần Văn Hiệp (45 tuổi, ngụ ở Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội) về tội “làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Theo kết luận điều tra, tháng 5.2015, lực lượng An ninh y tế, lao động xã hội thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an TP.Hà Nội phát hiện anh T.V.K (26 tuổi, ở xã Chí Đán, H.Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đang chờ mổ hiến thận (cho một người bệnh ở Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội) sử dụng giấy tờ giả về nhân thân.
Qua điều tra mở rộng đã xác định vụ hiến thận này thực chất là một vụ mua bán thận do Trần Văn Hiệp, từng có 2 tiền án, 3 tiền sự đứng đằng sau.
Hiệp vốn làm nghề lái taxi tại khu vực cổng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Khoảng tháng 3.2015, Hiệp được bà N.T.X (trú Q.Tây Hồ) nhờ tìm người hiến thận cho con trai là anh N.Q.H (26 tuổi). Hiệp nhận lời, với điều kiện bà X. phải trả cho Hiệp 300 triệu đồng.
Sau đó, Hiệp lên mạng internet tìm người hiến thận và biết một người tên Chánh ở tỉnh Quảng Trị. Chánh giới thiệu với Hiệp anh T.V.K gặp khó khăn về kinh tế nên có nhu cầu bán thận. Hiệp thỏa thuận với K. mua thận với giá 150 triệu đồng, K. đồng ý. Sau khi thấy kết quả kiểm tra xét nghiệm người hiến và nhận thận phù hợp với nhau, bà X. đã chuyển cho Hiệp 50 triệu đồng đặt cọc nhưng không nêu là mua bán thận mà thể hiện với nội dung Hiệp vay tiền của bà.
Theo quy định của pháp luật, người hiến thận phải được sự đồng ý của người thân trong gia đình. Do anh K. giấu người nhà việc bán thận nên Hiệp đã thuê bà Trần Thị Rồng (52 tuổi, ở H.Ứng Hòa, Hà Nội) giả làm mẹ của K. với thù lao 3 triệu đồng, đồng thời dẫn bà Rồng đến gặp K. để thống nhất việc khai các thông tin khi bệnh viện hỏi. Hiệp yêu cầu bà Rồng và K. cung cấp hình thẻ, CMND, sổ hộ khẩu để làm giả giấy tờ thể hiện hai người này là mẹ con.
Đến tháng 5.2015, sau khi có hồ sơ giả, Hiệp gặp K. và bà X. bàn bạc rồi nộp hồ sơ cho bệnh viện.
Trong thời gian bệnh viện sắp xếp lịch mổ thực hiện ca ghép thận thì bị cơ quan công an phát hiện. Theo cơ quan công an, do K. và bà Trần Thị Rồng chưa đủ cấu thành tội phạm nên cơ quan công an không xử lý hình sự. (Thanh Niên)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục