tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 06-01-2016

  • Cập nhật : 06/01/2016

Mỗi ngày dân Sài Gòn sắm 100 ô tô, 1000 xe máy

moi ngay dan sai gon sam 100 o to, 1000 xe may

Mỗi ngày dân Sài Gòn sắm 100 ô tô, 1000 xe máy


Đây là những con số được Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TPHCM) thống kê và dự báo trong thời gian tới con số này sẽ không ngừng tăng lên.

Ngày 5/1, trung tá Huỳnh Trung Phong, phó Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TPHCM) cho biết, trong năm 2015 vừa qua người dân thành phố đã đăng ký mới gần 323.000 xe gắn máy, 49.000 ô tô các loại. Trung bình mỗi ngày có gần 1000 xe gắn máy, hơn 100 xe ô tô được đăng ký mới.

Ông Phong cũng cho biết thêm hiện nay toàn thành phố có hơn 7.4 triệu phương tiện tham gia giao thông. Với nhu cầu hiện nay thì trong thời gian sắp tới, lượng phương tiện tham gia giao thông sẽ tăng lên nhiều, trong khi đó, diện tích mặt đường, cùng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa được mở rộng, xây mới khiến tình trạng kẹt xe, ùn tắt sẽ vẫn diễn ra hàng ngày.

Trong thời gian từ đây đến tết, CSGT sẽ bố trí lực lượng túc trực ở các điểm nóng để giải tỏa các điểm ùn ứ, kẹt ở các điểm nóng giao thông như các ngã tư, đặc biệt là hai địa điểm xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái (quận 2).


Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm thông xe tháng 1/2016

ham chui danh cho xe co gioi tai nut giao nguyen trai - nguyen xien - khuat duy tien (ha noi) se duoc thong xe vao ngay 8/1 nay. (anh: hoang nam)

Hầm chui dành cho xe cơ giới tại nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến (Hà Nội) sẽ được thông xe vào ngày 8/1 này. (Ảnh: Hoàng Nam)


Bộ Giao thông vận tải đặt ra mục tiêu trong tháng 1/2016 sẽ hoàn thành 14 công trình, dự án giao thông và dự kiến sẽ khởi công xây dựng một dự án, công trình giao thông khác.

Theo kế hoạch vừa được Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình Bộ GTVT công bố, trong khoảng thời gian từ nay đến 31/1/2016 sẽ có 14 công trình, dự án giao thông dự kiến hoàn thành và 1 công trình, dự án sẽ được khởi công xây dựng.

Cụ thể các công trình, dự án giao thông dự kiến hoàn thành từ nay đến 31/1/2016 gồm: Dự án xây dựng hầm chui QL6 nút giao Thanh Xuân (ngày hoàn thành 8/1/2016); Dự án xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh (8/1/2016);  Dự án xây dựng cầu Tân Phong tỉnh Nam Định (9/1/2016); Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM (14/1/2016); Dự án QL61 đoạn Cái Tư - Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (15/1/2016); Dự án đường HCM đoạn Bến Nhất - Gò Quao, đoạn trùng với QL1 qua Kiên Giang (15/1/2016); Dự án QL1 đoạn qua TP Tân An, tỉnh Long An (15/1/2016);  Dự án đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp QL19 đoạn Km17 027-Km50 00 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108 00-Km131 300 trên địa phận tỉnh Gia Lai (15/1/2016);  Dự án xây dựng đài kiểm soát không lưu - Cảng hàng không Cát Bi (15/1/2016); 10. Dự án cầu Hòa Trung, tỉnh Cà Mau (16/1/2016);  Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi tỉnh Cà Mau (16/1/2016)…

Một công trình giao thông dự kiến được khởi công trong tháng 1/2016 là Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2015, đơn vị này đã khởi công, triển khai thi công mới 51 công trình, dự án. Trong đó, có 15 dự án đầu tư theo hình thức BOT với tổng số vốn huy động trên 45 nghìn tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch năm 2015.

Đã hoàn thành, đưa vào khai thác 112 công trình, dự án. Trong đó có nhiều công trình, dự án lớn như hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sớm hơn từ 1 đến 1,5 năm so với kế hoạch; hoàn thành tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; các cầu: Năm Căn, Cổ Chiên, Hạc Trì, Mỹ Lợi, QL19...; Nhà ga Cảng hàng không Vinh, đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đậu máy bay Cảng hàng không Pleiku, cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, Nhà ga đường sắt Ninh Bình, 44 cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, nâng cấp tuyến Kênh Chợ Gạo - giai đoạn 1, luồng kênh Cái Tráp, cụm công trình luồng qua cửa Lạch Giang...

Đặc biệt là việc hoàn thành xuất sắc cụm 3 công trình: Nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Hữu nghị Việt - Nhật (cầu Nhật Tân) và đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài) đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trao tặng Giải thưởng Cống hiến.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, nhờ những nỗ lực nêu trên, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 9 bậc so với năm 2014, so với 2010 tăng 36 bậc.

Còn theo đánh giá của Bộ GTVT tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và 4 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW của Đảng vừa diễn ra ngày hôm qua (4/1), trong 5 năm qua, ngành GTVT đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết; về cơ bản, ngành GTVT đã hoàn thành vượt các mục tiêu phát triển đã được Nghị quyết xác định cho giai đoạn tới hết năm 2015.

Bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) của đất nước đã có những chuyển biến hết sức rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; các đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Nhật Tân; các cầu lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì; tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, QL51, Nam Sông Hậu, QL80 Mỹ Thuận - Vàm Cống; cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo; Nhà ga T2 Nội Bài, Pleiku, Đà Nẵng...

Kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị lớn và các trung tâm kinh tế quan trọng được tập trung đầu tư, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM dần được khắc phục; TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, đặc biệt lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm số người chết do TNGT xuống dưới 9.000 người; hệ thống GTNT có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nên kết nối hiệu quả hơn giữa hệ thống KCHTGT trung ương và địa phương.

Việc tập trung đầu tư phát triển KCHTGT có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, kết nối hài hoà các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức (theo hướng tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và giảm thị phần vận tải đường bộ), làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 36 bậc trong 5 năm qua (năm 2010 ở vị trí thứ 103)...


Hà Nội tổng kiểm tra an toàn cháy nổ tại các chung cư, trung tâm thương mại

​Trong nội dung Công văn số 9417/UBND-NC vừa ban hành, UBND TP Hà Nội yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố.

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, UBND thành phố yêu cầu các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.

Khi xảy cháy, khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai đồng bộ các biện pháp, tích cực phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Cần khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định tình hình.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Trong công văn này, UBND thành phố đã giao Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố: Tổ chức tổng kiểm tra phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại; rà soát quy hoạch, phân loại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại để đề xuất với UBND thành phố chỉ đạo xử lý, khắc phục dứt điểm các tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

Thành phố cũng đôn đốc các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng, báo cáo UBND thành phố và gửi Bộ Công an trước 30/3/2016. Củng cố, kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; tăng cường tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đồng thời rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy, kịp thời phát hiện những quy định không còn phù hợp với Luật Phòng cháy và chữa cháy đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; nghiên cứu xây dựng quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại…


Mặc đồ tang, mang quan tài phản đối ngân hàng phát mãi khách sạn

Chủ một khách sạn ở Nha Trang (Khánh Hòa) mang quan tài đến trước hội sở Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trangđể phản đối việc cưỡng chế kê biên khách sạn để thi hành án.

Lúc 16 giờ chiều 5-1, bà Đào Thị Long, chủ DNTN Du lịch Long Thành (ở 03 Ngô Sĩ Liên, TP Nha Trang) mặc đồ tang, chở quan tài đến đặt trước cửa trụ sở Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang, đối diện với ga Nha Trang. Bà Long đứng bên quan tài, cầm tấm vải ghi dòng chữ “Nam Á Bank gài bẫy, cưỡng ép, chiếm đoạt tài sản khách hàng”.

Rất đông người hiếu kỳ đến xem, gây ách tắc giao thông. Lực lượng công an đã phong tỏa cả đoạn đường Thái Nguyên trước ga Nha Trang, phân luồng lưu thông. Một cơ sở dịch vụ mai táng ở TP Nha Trang cho biết bà Long đến đặt cọc 1 triệu đồng mua quan tài nói là để giúp người thân, rồi yêu cầu chở đến gần trụ sở Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang.

Theo bà Long, lý do bà mang quan tài đến ngân hàng là để phản đối việc cưỡng chế kê biên khách sạn Long Thành do bà Long làm chủ để phát mãi, trả nợ ngân hàng. Bà Long cho biết bà đang nợ Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang 6,7 tỉ đồng tiền vay gốc cùng hơn 8 tỉ đồng tiền lãi, tiền phạt. Thời gian qua bà thương lượng với ngân hàng để được trực tiếp bán khách sạn cho một người khác với giá cao để trả nợ nhưng ngân hàng không chấp nhận mà yêu cầu kê biên.

vu viec gay nao loan truoc tru so ngan hang nam a chi nhanh nha trang. anh: tan loc 

Vụ việc gây náo loạn trước trụ sở Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang. Ảnh: TẤN LỘC 

Trong khi đó, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Quang Nhật Tiến, Giám đốc Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang, cho biết vợ chồng bà Long đang nợ ngân hàng này tổng cộng gần 14,7 tỉ đồng, trong đó gồm hai món vay tổng cộng 6,7 tỉ đồng từ năm 2008 và 2009, còn lại là tiền lãi và tiền phạt.

Do vợ chồng bà Long không trả nợ nên Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang đã kiện ra tòa. Tháng 3-2012, TAND tỉnh Khánh Hòa có quyết định công nhận hòa giải thành nhưng vợ chồng bà Long vẫn không trả nợ nên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã có quyết định thi hành án.

Theo kế hoạch, sáng 7-1, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa sẽ tiến hành cưỡng chế kê biên khách sạn Long Thành để thi hành án.

“Vụ việc hiện nay đang do Cục Thi hành án tỉnh Khánh Hòa giải quyết để thu hồi nợ cho ngân hàng. Việc bà Long cho rằng Ngân hàng Nam Á muốn lấy khách sạn để bán giá rẻ cho người khác là không có cơ sở vì hiện nay chưa định giá, chưa đưa ra đấu giá. Thời gian qua, chúng tôi nhiều lần làm việc với vợ chồng bà Long để giải quyết sự việc nhưng không có kết quả” - ông Tiến nói.

nhieu nguoi hieu ky theo doi su viec. anh: tan loc 

Nhiều người hiếu kỳ theo dõi sự việc. Ảnh: TẤN LỘC 

 

Đến 17 giờ 30 cùng ngày, lực lượng chức năng đã chở xe dọn quan tài đi nơi khác. Ngân hàng Nam Á Chi nhánh Nha Trang đã đóng cửa sớm hơn thường ngày để giải quyết sự việc. Theo ghi nhận của PV, rất đông lực lượng công an đã ghi nhận hiện trường, làm việc với các bên liên quan.


"Ngân sách có chừng mực, phải huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư giao thông"

"ngan sach co chung muc, phai huy dong nguon luc xa hoi cho dau tu giao thong"

"Ngân sách có chừng mực, phải huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư giao thông"


“Ngân sách và phát hành trái phiếu có chừng mực, phải đảm bảo an toàn nợ công, mà muốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thì phải huy động nguồn lực ngoài xã hội, trong và ngoài nước để đầu tư. Muốn huy động được phải có cơ chế chính sách, nhà đầu tư có hiệu quả thì mới làm được” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế năm 2015 tại Hội nghị Tổng kết của ngành Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thành tựu lớn nhất là kiểm soát lạm phát, cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, giá trị đồng tiền Việt Nam được đảm bảo, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất và tăng dự trữ ngoại tệ, thu chi ngân sách, đảm bảo an ninh an toàn nợ công....

Cùng ổn định kinh tế vĩ mô, việc thực hiện đạt hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế đã làm tăng năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn nhưng vẫn huy động được nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở.

Thủ tướng đánh giá, mức tăng GDP năm 2015 là 6,68% và bình quân 5 năm là trên 5,59% có được là sự đóng góp rất rõ của ngành giao thông. Trong đó, đáng chú ý là ngành đã huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước nhất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cũng là giai đoạn mà ngành đã xây dựng được nhiều công trình hạ tầng giao thông đồng bộ nhất.

“Trong bối cảnh lạm phát, vốn liếng lãi suất ngân hàng khó khăn nhưng ngành đã có nhiều cố gắng, mà nổi bật nhất là huy động nhiều nguồn lực quyết định, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài xã hội để phát triển, trong đó nhiều công trình không chỉ ở đô thị mà còn đường nông thôn” – Thủ tướng đánh giá.

Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu DNNN thuộc Bộ Giao thông vận tải cũng đạt được kết quả tích cực theo đánh giá của Thủ tướng. Dẫn chứng, trong 5 năm qua cả nước cổ phần hóa hơn 500 DNNN thì riêng đơn vị trực thuộc bộ cổ phần hóa được137 DN, chiếm gần 30%. Ngoài ra, những nỗ lực trong cải cách thể chế, kiểm soát có hiệu quả tai nạn giao thông cũng là những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, bước vào năm 2016 còn nhiều khó khăn, Thủ tướng cho rằng cần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Theo đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần nâng cao năng lực và hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành. Trong đó tập trung vào thể chế, cải cách luật pháp để ngành có thị trường hơn và hội nhập tốt hơn, huy động nguồn lực nhiều hơn cho đầu tư phát triển.

“Ngân sách và phát hành trái phiếu có chừng mực, phải đảm bảo an toàn nợ công, mà muốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thì phải huy động nguồn lực ngoài xã hội, trong và ngoài nước để đầu tư. Muốn huy động được phải có cơ chế chính sách, nhà đầu tư có hiệu quả thì mới làm được” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Do đó, vấn đề quan trọng hàng đầu theo Thủ tướng là phải nâng cao hiệu quả nguồn lực Nhà nước, thể chế trên cơ sở đề nghị xây dựng luật và nghị dịnh, thông tư… để hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch nhằm thu hút đầu tư xã hội.

Thứ hai, cần tập trung chỉ đạo để huy động và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, thông qua từng dự án cụ thể. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải rà soát lại từng dự án, ở từng địa phương để có cơ chế thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức ở từng dự án.

Thứ ba, Thủ tướng cũng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải, năng lực vận tải đa phương thức, giảm giá thành và chi phí vận tải, từ đó tạo động lực tăng năng suất chất lượng vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo Thủ tướng, hiện nay chi phí vận tải còn lớn, nên việc nâng cao năng suất, hạ giá thành và chi phí là rất cần thiết.

Thứ tư, Thủ tướng yêu cầu tập trung tiếp tục chỉ đạo đảm bảo an toàn vận tải, giao thông để giảm số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông. Giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên cơ sở tính toán lại đầu tư, đặc biệt tại thành phố lớn.

Cuối cùng, Thủ tướng nhấn mạnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, DNNN và sự nghiệp công. tập trung vào cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa phát triển, bảo đảm đời sống việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục