tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 25-10-2015

  • Cập nhật : 25/10/2015

Dự án đất đai sai phạm gần 340 tỉ tại Quảng Ninh

Kết thúc thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính hơn 317 tỉ đồng và trên 1 triệu USD sai phạm.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cũng kiến nghị xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm được chỉ ra.

TTCP đã xác định được hàng loạt thiếu sót, sai phạm trong việc quản lý đầu tư xây dựng tại Quảng Ninh.

Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành một số quyết định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đúng, không phù hợp quy định của pháp luật.

Có đến 15 dự án của DN trong nước được hưởng ưu đãi không đúng với số tiền hơn 3,6 tỉ đồng và 8 dự án FDI hưởng ưu đãi không đúng gần 610.000 USD.

Đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, TTCP phát hiện Quảng Ninh không tổ chức đấu giá 117 dự án khu đô thị, khu nhà ở theo quy định, vi phạm Luật Đất đai và các văn bản kèm theo dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước.

Việc thiếu quan tâm thu tiền đất dẫn đến số tiền nợ đọng lên đến hơn 861 tỉ đồng.

Tiến hành thanh tra một số dự án trên địa bàn, TTCP cũng phát hiện số liệu sai phạm về tài chính lên đến hơn 317 tỉ đồng và trên 1 triệu USD. 

Tại kết luận thanh tra, TTCP xác trách nhiệm thuộc về Thường trực UBND tỉnh, các sở ngành liên quan và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có liên quan thời kỳ 2001-2010.


Ông Lê Trường Lưu tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế

Trước đó, tối 23-10, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa XV nhiệm kỳ 2015-2020 (gồm 53 thành viên) đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban thường vụ gồm 14 thành viên.

ong le truong luu tai dac cu bi thu tinh uy thua thien - hue - anh: nguyen linh

Ông Lê Trường Lưu tái đắc cử Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế - Ảnh: Nguyên Linh

Ông Lê Trường Lưu, bí thư đương nhiệm tái đắc cử bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ mới. Ông Nguyễn Văn Cao (chủ tịch UBND tỉnh) và ông Bùi Thanh Hà (chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy) được bầu giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. 

Ông Lê Trường Lưu, 52 tuổi, quê xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, thạc sĩ kinh tế, được đại biểu bầu giữ chức bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, nhiệm kỳ 2015-2020.

Trước đó, ông Lưu từng đảm nhiệm các chức vụ giám đốc Sở Tài chính, bí thư thị ủy Hương Thủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. 

Một bất ngờ là bà Nguyễn Thị Sửu, trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đã không được bầu vào ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV nhiệm kỳ 2015 - 2020. 

Bà Nguyễn Thị Sửu, 42 tuổi, được cơ cấu bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy để giữ chức trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa mới của Thừa Thiên - Huế vẫn thiếu một thành viên, hiện đang chờ ý kiến của trung ương để bầu bổ sung.


Ông Lê Minh Hoan tái đắc cử bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp

Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 đã bế mạc, công bố kết quả bầu Ban chấp hành khoá mới gồm 54 người. 

ong le minh hoan tai dac cu bi thu tinh uy dong thap nhiem ky 2015 - 2020 - anh: thanh nhon

Ông Lê Minh Hoan tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2015 - 2020 - Ảnh: Thành Nhơn

Trong đó, ông Nguyễn Văn Vũ Minh (32 tuổi, bí thư tỉnh đoàn) và Huỳnh Minh Tuấn (35 tuổi, phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ) là hai ủy viên trẻ tuổi nhất của Ban chấp hành nhiệm kỳ này.

Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban chấp hành khóa X cũng đã bầu 15 người vào Thường vụ Tỉnh ủy. Ông Lê Minh Hoan, 54 tuổi, tái đắc cử bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp.

Các ông Nguyễn Văn Dương (54 tuổi, chủ tịch UBND tỉnh) tiếp tục giữ chức phó bí thư Tỉnh uỷ và ông Nguyễn Tôn Hoàng (54 tuổi) được bầu làm phó bí thư Tỉnh uỷ. 


Tam giác du lịch TP.HCM - Bình Thuận - Lâm Đồng “ăn nên làm ra”

Ngày 24-10 tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện chương trình hợp tác liên kết phát triển “Tam giác du lịch TP.HCM - Lâm Đồng - Bình Thuận” giai đoạn 2013 - 2018.

nhung chiec thuyen cho khach tham quan dong kenh xanh - anh: huu khoa

Những chiếc thuyền chở khách tham quan dòng kênh xanh - Ảnh: Hữu Khoa

Ba địa phương này được xem là “ba đỉnh” của một tam giác du lịch với các địa danh du lịch nổi tiếng cả nước và quốc tế là TP.HCM, Đà Lạt và Mũi Né.

Từ năm 2007, ba địa phương đã ký kết hợp tác liên kết phát triển tam giác du lịch với sản phẩm du lịch đặc trưng “chợ Bến Thành - hoa Đà Lạt - biển Mũi Né”.

Hình ảnh ấn tượng nhất trong tam giác du lịch của điểm đến Bình Thuận là biển Mũi Né, tạo dựng được thương thiệu trên bản đồ du lịch quốc gia. Từ những làng chài yên bình bên biển xanh, Mũi Né - Bình Thuận đã trở thành điểm đến hấp dẫn, được du khách khắp nơi đặt cho danh xưng “thủ đô resort” hay “thiên đường nghỉ dưỡng” của VN.

Đến nay Bình Thuận đã thu hút hơn 400 dự án đầu tư du lịch, trong đó có 234 dự án của nhà đầu tư TP.HCM và khoảng 10 dự án của nhà đầu tư Lâm Đồng. Hạ tầng giao thông nối TP.HCM, Lâm Đồng đến Bình Thuận đang hoàn thiện như quốc lộ 1 đang mở rộng; cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ khởi công trong thời gian tới; sân bay Phan Thiết và cảng Vĩnh Tân đã khởi công xây dựng.

Ông Ngô Minh Chính, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Bình Thuận, cho biết trong năm 2015 đối với thị trường khách du lịch nội địa, Bình Thuận và Lâm Đồng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân TP.HCM.

Riêng Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist đã tổ chức phục vụ cho hơn 30.000 lượt khách đi tham quan, nghỉ mát tại Bình Thuận và hơn 18.000 lượt khách đi Lâm Đồng; Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Bến Thành đã phục vụ hơn 21.000 lượt khách đi Bình Thuận và hơn 24.000 lượt khách đi Lâm Đồng.

Chương trình liên kết phát triển tam giác du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp TP.HCM đầu tư tại Lâm Đồng và Bình Thuận. Thông qua chương trình liên kết, các doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng và thực hiện các tour du lịch kết nối với các sản phẩm du lịch đa dạng mang nét đặc trưng núi - biển - đồng bằng, các tour du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, xã hội mỗi địa phương.

“Chợ Bến Thành, hoa Đà Lạt, biển Mũi Né đang trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng giới thiệu hình ảnh điểm đến du lịch của ba thành phố du lịch nổi tiếng, thu hút sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư, du khách, các công ty lữ hành trong nước và quốc tế, qua đó thúc đẩy các liên kết phát triển du lịch mới của từng địa phương với các tỉnh thành khác trong khu vực, hình thành và phát triển các liên kết du lịch ở các vùng miền khác nhau trên cả nước” - ông Ngô Minh Chính nhìn nhận.


Đầu tư 100 triệu USD xây Ngôi Nhà Đức tại TP.HCM

Hôm  24.10, công ty TNHH Ngôi Nhà Đức TP.HCM làm lễ động thổ, chính thức xây dựng Ngôi Nhà Đức tại TP.HCM, ngay góc đường Lê Duẩn - Lê Văn Hưu, Q.1, TP.HCM, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
mo hinh ngoi nha duc khi hoan thanh - anh: le thanh

Mô hình Ngôi Nhà Đức khi hoàn thành - Ảnh: Lê Thanh

Tòa nhà gồm 25 tầng, với 40.000 m2 diện tích sàn, có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào quý 3.2017.
Đây sẽ là nơi đặt trụ sở của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, phần diện tích còn lại chủ yếu dành cho các doanh nghiệp Đức làm ăn tại Việt Nam, đồng thời sẽ trở thành địa điểm kinh doanh, thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác kinh doanh với Đức và Liên minh châu Âu.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Elmar Dutt, đại diện của Ngôi Nhà Đức TP.HCM cho biết: “Một trong những đặc điểm chính là hai mặt tiền dựng phản ánh. Đây là tòa nhà hai mặt dựng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á được xây dựng với công nghệ mới nhất của Đức, khẳng định cấu trúc tiết kiệm năng lượng trong điều kiện khí hậu của Việt Nam. Do đó, Ngôi Nhà Đức hướng tới mục tiêu trở thành tòa nhà văn phòng xanh, cao cấp hàng đầu tại TP.HCM, để đạt được chứng nhận LEED Gold (dẫn đầu trong thiết kế về năng lượng và môi trường)”. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục