tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 16-09-2015

  • Cập nhật : 16/09/2015

Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc

thanh lap ban quan ly khu kinh te phu quoc

Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc


Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (được thành lập theo Quyết định số 42/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

Theo đó, Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu, kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp của Ban quản lý và vốn đầu tư phát triển cho ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch.

Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 151 Luật Đất đai; Điều 81 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; các Điều 37 và 38 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Khoản 21 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Điều 53 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Ngoài ra, Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý gồm: Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp.


Tiêu hủy 43.000 lon sữa Ensure hơn 1,2 tỉ đồng

Chiều 15-9, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tổ chức tiêu hủy lô sữa hiệu Ensure nhập lậu gồm 43.000 lon trị giá hơn 1,2 tỉ đồng.

lo sua ensure nhap lau - anh: ai nhan

Lô sữa Ensure nhập lậu - Ảnh: Ái Nhân

Lô sữa trên do chi cục bắt giữ từ tháng 2-2015 tại kho 18D Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình. Lô sữa được nhập lậu và lưu giữ tại kho Cộng Hòa, không xác định được chủ sở hữu hàng.

Lô sữa trên là loại “không bán tại Việt Nam”. Theo chi cục, giá mỗi lon sữa khoảng 24.000 đồng.

Đồng thời tại buổi tiêu hủy hàng lậu, chi cục đã tiêu hủy hơn 24.000 kính áp tròng xuất xứ Trung Quốc không bảo đảm chất lượng.

Số hàng nhập lậu trên không xác định chủ sở hữu, trị giá khoảng 1 tỉ đồng. Hơn 1 tấn hương liệu quá đát do Công ty TNHH Núi Đá Vàng (Q. Tân Bình) nhập khẩu cũng bị tiêu hủy.

Tổng trị giá cả ba lô hàng tiêu hủy hơn 3 tỉ đồng.


Việt - Nhật trao đổi, ký kết 6 văn bản hợp tác

Hai nước ký kết các văn bản hợp tác trong các mặt nông nghiệp, quốc phòng, nhân lực, cấp vốn và thu xếp tài chính.
tong bi thu nguyen phu trong (trai) va thu tuong shinzo abe. anh: reuters

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Reuters

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay chứng kiến lễ ký kết, trao đổi 6 văn bản hợp tác giữa hai bên, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng bí thư.

Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Yoshimasa Hayashi ký Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt - Nhật.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada ký Công hàm về việc Nhật Bản cung cấp khoản ODA vốn vay 28,612 tỷ yen, tài khóa 2015, cho Việt Nam, để thực hiện dự án xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy và Công hàm trao đổi về việc Nhật cung cấp viện trợ không hoàn lại Dự án trị giá 200 tỷ yen để đảm bảo an toàn hàng hải trong tài khóa 2015.

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và người đồng nhiệm Nhật Bản ký Biên bản ghi nhớ giữa hai Bộ Quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Nguyễn Quang Đạm và Tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trao đổi bản ghi nhớ giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển Nhật bản về thiết lập quan hệ phối hợp nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phát triển hợp tác chung.

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường và chủ tịch công ty Mitsubishi công nghiệp nặng (MHI) trao đổi Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với MHI về phát triển nguồn nhân lực ngành máy công nghiệp chế tạo máy tại Việt Nam. Phó Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thanh Hùng và lãnh đạo Tập đoàn tài chính ngân hàng Nhật Bản Tokyo - Mitsubishi trao đổi bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược thu xếp tài chính cho hợp đồng thuê mua ba máy bay Airbus.

Tổng bí thư cho biết chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp. Với chuyến thăm này, Việt Nam muốn khẳng định chủ trương nhất quán coi Nhật Bản là một trong những đối tác phát triển quan trọng hàng đầu và lâu dài, thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.


Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ dự án nạo vét, khơi luồng Khu kinh tế Vân Phong

Phó Bí thư thường trực tỉnh Khánh Hoà chỉ đạo huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) tăng cường kiểm tra, quản lý đất đai, mặt nước trong khu vực, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

Tỉnh uỷ Khánh Hoà vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ qua kiểm tra tình hình triển khai một số dự án trong Khu kinh tế Vân Phong.

Trước đó, ngày 8/9, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã chủ trì đoàn kiểm tra tình hình triển khai một số dự án trong Khu kinh tế Vân Phong.

Sau khi đi khảo sát thực tế tại một số vị trí quan trọng trên mặt vịnh Vân Phong, nghe báo cáo của các đơn vị liên quan và ý kiến của các thành viên, Phó Bí thư thường trực tỉnh Khánh Hoà đã chỉ đạo huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) tăng cường kiểm tra, quản lý đất đai, mặt nước trong khu vực, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

(anh minh hoa).

(Ảnh minh hoạ).

Đối với Dự án “Nạo vét, khơi thong luồng Khu kinh tế Vân Phong kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu”, qua kiểm tra thực tế hiện trường thi công cho thấy, các chủ đầu tư đã quan tâm, thực hiện tốt phương án kỹ thuật đảm bảo ổn định đường bờ; phạm vi dự án cách xã Đại Lãnh khoảng 8km về phía Bắc nên không thể ảnh hưởng đến sự sạt lở nhà cửa của người dân.

Theo đó, huyện Vạn Ninh cần giám sát chặt chẽ quá trình triển khai dự án nhằm đảm bảo chủ đầu tư chấp hành đúng theo

phương án khai thác, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng yêu cầu huyện Vạn Ninh thường xuyên phối hợp với lực lượng Biên phòng, Công an để nắm chắc tình hình, xử lý nghiêm các đối tượng kích động, gây rối, phá hoại tài sản của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với chủ đầu tư dự án bổ sung xây dựng kế hoạch nạo vét theo từng thời điểm; nắm bắt thông tin về thời vụ nuôi trồng, đánh bắt hải sản để tránh thiệt hại cho các hộ dân; tổ chức thả phao để xác định ranh giới thi công.

Trong trường hợp khách quan, nếu dự án làm ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân, yêu cầu chủ đầu tư tiến hành đền bù, hỗ trợ kịp thời cho người dân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhân dân.


Bộ Công Thương: Than lậu đã giảm

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng kết quả kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn Quảng Ninh.

Theo Bộ Công Thương, tình trạng khai thác, vận chuyển và kinh doanhthan trái phép ở Quảng Ninh đã giảm, việc tiêu thụ than bất hợp phápđã được hạn chế.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam –Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc, trong thời gian qua vẫn còn các cá nhân lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý, sử dụng các thủ đoạn tinh vi để khai thác than trái phép.

Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2015, Vinacomin đã xử lý 146 lượt điểm, lò khai thác than trái phép với chi phí trên 1 tỷ đồng. Tổng công ty Đông Bắc đã xử lý 26 lượt, điểm lò khai thác than trái phép tại xã Quảng La, xã Bằng Cả, phường Việt Hưng, phương Đại Yên.

Tại thời điểm kiểm tra thực tế, một số nơi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ khai thác, kinh doanh than trái phép với quy mô nhỏ lẻ.

“Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn khai thác than trái phép tại một số khu vực có dự án, vườn rừng của người dân chồng lấn, xen kẽ với khu vực chưa than nếu không được kiểm ra kịp thời và giám sát thường xuyên” – Bộ Công Thương báo cáo.

Nguyên dân dẫn đến tình trạng này, theo Bộ Công Thương, trong khi cuộc sống người dân tại khu vực có than còn nhiều khó khăn nhưng than lại ở ngay trong nhà, vườn, rừng nên rất khó tránh khỏi vi phạm lén lút khai thác than ở quy mô nhỏ. Vì vậy việc quản lý, bảo vệ tài nguyên chưa khai thác tại các khu vực này rất phức tạp.

Bên cạnh đó, lợi nhuận bất chính thu được từ các hoạt động khai thác, kinh doanh than trái phép lớn; chế tài xử lý hành vi khai thác, chế biến, vận chuyển kinh doanh than trái phép chưa đủ mạnh, chủ yếu xử lý hành chính nên chưa đủ tính răn đe.

Ngoài ra, do đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nên việc thu xếp kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác rất khó khăn.

Vì thế, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động khai thác và kinh doanh than cần tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác than để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những điểm khai thác, kinh doanh trái phép.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục