tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 08-11-2015

  • Cập nhật : 08/11/2015

Italy ủng hộ Việt Nam sớm ký hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU

italy ung ho viet nam som ky hiep dinh thuong mai tu do viet nam-eu

Italy ủng hộ Việt Nam sớm ký hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU

Chiều 6-11, theo TTXVN, tại Phủ chủ tịch, ngay sau lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Italy - ngài Sergio Mattarella, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ngài tổng thống đã tiến hành hội đàm.

Chủ tịch nước đề nghị và ngài tổng thống nhất trí sẽ thúc đẩy Quốc hội Italy sớm phê chuẩn Hiệp định đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU ký năm 2012 hiện chỉ còn bốn nước chưa phê chuẩn. Khẳng định Italy hoàn toàn ủng hộ Việt Nam sớm ký chính thức hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Hai nước nhất trí khuyến khích các doanh nghiệp hai bên tăng cường kết nối kinh doanh; nhất là trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh như cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, chế biến gỗ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng…

Chủ tịch nước và ngài tổng thống cũng đã trao đổi về tình hình gia tăng các hoạt động tôn tạo bãi đá, gây bất ổn cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông. Chủ tịch nước đề nghị Italy phát huy tiếng nói trong khối G7 và EU, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tổng thống Italy khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, duy trì tự do hàng hải, hàng không và đảm bảo an toàn, an ninh khu vực.


Huy động nông thôn mới quá sức dân sẽ bị kỷ luật

Ngày 6-11, theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đã ký công văn về việc xử lý một số bất cập liên quan đến xây dựng NTM.

“Nơi nào, cấp nào để xảy ra tình trạng đọng nợ xây dựng cơ bản kéo dài hoặc huy động quá sức dân, gây bất bình trong nhân dân; nơi nào đánh giá xuề xòa khi xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đến hạ thấp chất lượng các tiêu chí thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, phải được kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm khắc”. Trong công văn Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng trong công văn, Phó Thủ tướng nêu rõ gần đây một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, nóng vội, dẫn đến huy động đóng góp của dân quá mức (nhất là đối với các hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách). Xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản ở nhiều xã đang phấn đấu đạt chuẩn; đánh giá xuề xòa, tự hạ thấp chất lượng một số tiêu chí khi xét đạt chuẩn. Điều này gây dư luận bất bình trong xã hội.

Phó Thủ tướng lưu ý việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, không xây dựng khi không có nguồn kinh phí đảm bảo, không để nợ đọng xây dựng cơ bản. Các tỉnh cần rà soát, chỉ đạo xử lý và có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm đối với nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có).

Phó Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân; không huy động đối với hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Xây dựng NTM phải chú trọng đến công tác giảm nghèo…


Sở VH-TT&DL Hậu Giang thanh toán ‘thừa’ hàng trăm triệu đồng cho nhà thầu

 Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang Lưu Ngọc Đông vừa ký ban hành kết luận thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang.

Trước đó, Thanh tra tỉnh kiểm tra một số công trình do Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư trong giai đoạn 2008-2015. Đoàn thanh tra phát hiện tại công trình nhà trưng bày và phần trưng bày ngoài trời (thuộc dự án xây dựng, tôn tạo Khu di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch tại TP Vị Thanh) các bên đã xác nhận thanh toán thừa khối lượng thi công với số tiền gần 239 triệu đồng. Có hạng mục trên thực tế thi công không đủ diện tích như thiết kế (thiếu 27,8 m2, tương đương hơn 191 triệu đồng).

Theo kết luận thanh tra, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do công tác giám sát, kiểm tra của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở VH-TT&DL chưa chặt chẽ, năng lực cán bộ còn hạn chế. Người phải chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở VH-TT&DL.


VKSND Tối cao yêu cầu hải quan trả lại gỗ

“Lãnh đạo VKSND Tối cao vừa có văn bản chỉ đạo liên quan đến hai bài báo trên Pháp Luật TP.HCM (bài “Lật lại vụ nhập gỗ lậu đình đám” ngày 31-10 và bài “Điêu đứng vì dính buôn gỗ lậu” ngày 2-11).

Lãnh đạo VKSND Tối cao yêu cầu Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3) và VKSND tỉnh Bình Phước kiểm tra vụ việc trên; đôn đốc Tổng cục Hải quan trả lại tang vật cho doanh nghiệp (DN)” - ngày 6-11, nguồn tin từ VKSND Tối cao cho biết.

Văn bản của VKSND Tối cao cũng đề cập nhiều nội dung mà Pháp Luật TP.HCMđã phản ánh như: Tháng 5-2014, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan khởi tố vụ án buôn lậu gỗ xảy ra tại Công ty Bảo Ngọc Bình Phước và chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an để điều tra. Sau khi hải quan khởi tố vụ án và thu giữ, không cho Công ty Bảo Ngọc xuất bán 12 container gỗ, ông Quách Phi Long (Phó Giám đốc Công ty Bảo Ngọc) đã có đơn khiếu nại gửi Bộ Công an và viện trưởng VKSND Tối cao.


 

 Ông Quách Phi Long bên lô gỗ bị Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan tạm giữ 22 tháng nay tại Chi cục Hải quan Dinh Bà (Đồng Tháp). Ảnh: N.ĐỨC

 

VKSND Tối cao nhấn mạnh: Qua một năm điều tra, vì không đủ căn cứ kết luận Công ty Bảo Ngọc buôn lậu nên tháng 4-2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Ngày 12-9, Công an tỉnh Bình Phước cũng đình chỉ điều tra vụ án vì việc mua bán gỗ của Công ty Bảo Ngọc không cấu thành tội phạm. Sau khi đình chỉ vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng như Công an tỉnh Bình Phước đã yêu cầu Tổng cục Hải quan phải trả lại gỗ cho DN. Dù vậy, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan vẫn chưa thực hiện, gây thiệt hại cho Công ty Bảo Ngọc gần 20 tỉ đồng nên ông Long phải kêu cứu đến Thủ tướng Chính phủ.


Dân số đe dọa quy hoạch đô thị TP HCM

Ngày 6-11, Bộ Xây dựng, UBND TP HCM và Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP đã tổ chức hội thảo “Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM”.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân nhấn mạnh: Dù luôn đi đầu nhưng đô thị TP vẫn còn không ít bất cập nên rất cần sự đóng góp, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học để TP dần khắc phục, hướng đến phát triển hài hòa, bền vững trong thời gian tới.

lanh dao tp hcm mong cac chuyen gia gop y cho viec quy hoach tp

Lãnh đạo TP HCM mong các chuyên gia góp ý cho việc quy hoạch TP

PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, góp ý trong tương lai, TP cần nhiều cách tiếp cận mới trong quy hoạch. Trong đó nên đặc biệt lưu tâm đến vấn đề dân cư và dân số; kế đến là hợp tác liên kết vùng và những đột phá trong phát triển giao thông để TP có thể trở thành hình mẫu đi đầu, rút ngắn thời đại văn minh xe máy ở các đô thị Việt Nam.

GS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM, cũng cho rằng áp lực lớn cho quy hoạch TP chính là vấn đề dân số. Ông Hòa chia sẻ: Theo quy hoạch thì đến năm 2025, TP có 10 triệu dân nhưng đến nay dân số đã hơn 10 triệu. Do đó, cần phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội cho tương xứng. Số vốn để thực hiện quy hoạch hạ tầng cho TP đến năm 2025 là khoảng 1.300.000 tỉ đồng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục