tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 06-03-2016

  • Cập nhật : 06/03/2016

Tụ tập đòi lại bờ biển: Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án hình sự

Hàng trăm người dân ở Sầm Sơn đã lên UBND tỉnh Thanh Hóa tụ tập, yêu cầu trả lại biển cho ngư dân vì phản đối phương án giao 3,5 km bờ biển cho Tập đoàn FLC. 

Tối 4-3, trên Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Thanh Hóa đăng tải thông tin cho biết liên quan đến vụ việc trên, ngày 3-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã họp bàn, thống nhất với VKSND tỉnh về việc điều tra xử lý vụ việc nói trên.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 26-2 đến 3-3, một số người dân trên địa bàn thị xã Sầm Sơn đã kéo lên trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa để khiếu kiện. Lý do họ không đồng ý với chủ trương di dời tàu thuyền, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư là Tập đoàn FLC triển khai xây dựng các hạng mục thuộc Dự án không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương. Dự án này trước đó đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

cong an tinh thanh hoa ra quyet dinh khoi to vu an gay roi trat tu cong cong

Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng

Ngày 1-3, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 705 về cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân trên địa bàn xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, phường Trường Sơn và phường Bắc Sơn, TX Sầm Sơn bị ảnh hưởng vì dự án khu du lịch trên.

Thế nhưng hàng trăm người dân vẫn tụ tập khiếu kiện trước cổng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và diễu hành qua một số tuyến phố, gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng xấu đến ANTT.

Theo cơ quan công an, nhiều đối tượng quá khích đã có hành vi kích động, xô đẩy hàng rào bảo vệ, mang theo các vật dụng để gõ, hò la gây huyên náo, lăng mạ, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ.

nguoi dan tu tap yeu cau tinh tra lai bai bien cho ngu dan. anh: dang trung

Người dân tụ tập yêu cầu tỉnh trả lại bãi biển cho ngư dân. Ảnh: Đặng Trung

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 116 ngày 3-3 khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng. Phía công an cho biết cơ quan đang điều tra củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý nghiêm trước pháp luật.

Chiều tối qua (4-3), trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM dù đã có quyết định hỗ trợ nhưng ngư dân vẫn tiếp tục yêu cầu trả lại biển, tỉnh có giải pháp gì, ông Ngô Hoàng Kỳ, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Hiện nay tỉnh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, còn chính sách thì vẫn là Quyết định 705”.

Đến chiều tối qua 4-3, theo ghi nhận của PV, hàng trăm người dân vẫn tụ tập tại UBND tỉnh, Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tỉnh này dành 500 m bờ biển để người dân neo đậu thuyền mưu sinh. (PLO)


Hơn 500 học sinh Quảng Trị bỏ học

Các em đều nghỉ học sau học kỳ I, trong đó chủ yếu là do học lực kém không theo kịp chương trình và hoàn cảnh kinh tế khó khăn…
nhieu hoc sinh o vung cao quang tri bo hoc do khong theo kip chuong trinh. anh:hoang tao

Nhiều học sinh ở vùng cao Quảng Trị bỏ học do không theo kịp chương trình. Ảnh:Hoàng Táo

Chiều 4/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho hay, sau học kỳ I năm học 2015-2016 có gần 540 học sinh bỏ học, chủ yếu ở cấp 2 và 3. Trong đó, học sinh nữ là 176 em và học sinh dân tộc ít người là 252 em. Thống kê cũng cho thấy nguyên nhân bỏ học chủ yếu là học lực kém, không theo kịp chương trình với 420 em; có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn là 130 em.

Các trường vùng đặc biệt khó khăn có tỷ lệ học sinh bỏ học cao như THPT A Túc 39 học sinh chiếm 12%, THPT số 2 Đăkrông 19 em, THPT Hướng Phùng 12 em… Ông Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục lý giải: “Ở vùng xa xôi, học sinh có học lực yếu, nhưng ý chí và nghị lực lấp chỗ yếu không cao dẫn đến không theo kịp chương trình nên tư tưởng chán nản”.

Ngoài ra, thiếu sự quan tâm của gia đình, thờ ơ việc học của con em, có nhà ở tại khu vực xa trường lớp, kinh tế khó khăn… cũng khiến nhiều học sinh không đến trường. Nhiều gia đình và học sinh nhận thức học xong THPT cơ hội tìm việc làm không cao nên không muốn học.

Để giảm tỷ lệ bỏ học, vào mỗi dịp hè, giáo viên tại vùng cao Quảng Trị đều dành thời gian phụ đạo miễn phí cho học sinh có học lực yếu. Một giáo viên dạy tại trường THPT A Túc (huyện Hướng Hóa) cho biết, khảo sát của cá nhân vào đầu năm học có đến 50% học sinh không thuộc bảng cửu chương. “Học lực các em ở trên này thường thấp nên chúng tôi chỉ dạy ở mức trung bình. Các em đến lớp nhưng không tiếp thu được nên chểnh mảng rồi bỏ học”, nam giáo viên này nói.

Vào đầu năm học, Quảng Trị có gần 124.000 học sinh các cấp. Theo chính sách hiện hành, học sinh vùng khó khăn đi học được hỗ trợ 15 kg gạo và 70.000 đồng/em tiền chi phí học tập mỗi tháng, được miễn học phí, tiền xây dựng…


Công an xã bán xe máy bị tai nạn với giá 800.000 đồng

Sau 11 tháng tịch thu chiếc xe máy do người tham gia giao thông để lại, công an xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) đã tùy tiện đem bán phương tiện này cho một tiệm sửa xe với giá 800.000 đồng.

Tháng 5/2015, xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) xảy ra vụ tai nạn giao thông, chủ nhân để lại xe máy và rời khỏi hiện trường. Xe sau đó được công an xã Thạch Bình tịch thu đưa về kho cất giữ trong tình trạng hỏng một vài bộ phận.

Đến tháng 12/2015, một số công an viên đã mang xe bán cho tiệm sửa chữa ở trong xã với giá 800.000 đồng. Sự việc sau đó bị phát hiện, chính quyền xã Thạch Bình yêu cầu các công an viên xuống chuộc lại, đem xe về kho cất giữ chờ xử lý.Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng công an xã Thạch Bình thừa nhận sự việc trên là "vượt quá thẩm quyền cho phép", bản thân cảm thấy có lỗi khi quản lý công an viên không tốt. "Với những ai tự ý bán xe, chúng tôi sẽ cho triệu tập kiểm điểm trách nhiệm", ông Hà nói.

xe may vi pham giao thong duoc cong an xa thach binh dem ban voi gia 800.000 dong.

Xe máy vi phạm giao thông được công an xã Thạch Bình đem bán với giá 800.000 đồng.

Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo của Phòng cảnh sát giao thông (Công an Hà Tĩnh) cho biết, việc tự ý bán xe tai nạn giao thông của công an xã Thạch Bình là sai.

"Theo nguyên tắc, xe vi phạm giao thông sau thời gian tịch thu, nếu không ai đến nhận sẽ được phép làm thủ tục để bán phát mãi tài sản. Tuy nhiên, khi bán cần phải thành lập hội đồng bán thanh lý, căn cứ vào giá hội đồng đưa ra, không thể bán tùy tiện", vị lãnh đạo nói.

Chiếc xe được công an xã Thạch Bình bán lại có biển số ở Lâm Đồng, tuy nhiên nhà chức trách xác định đây là biển giả.


Chủ tịch nước: 'Doanh nghiệp có vẻ sợ cấp trên dữ quá'

Trước những vướng mắc gặp phải trong quá trình hội nhập, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các doanh nghiệp cần quyết liệt đấu tranh, tránh cảm giác e dè, sợ sệt.

Thông điệp nêu trên được Chủ tịch nước đưa ra trong buổi làm việc chiều 4/3 giữa Đoàn đại biểu TP HCM với doanh nghiệp trước kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII. Trước đó, đại diện doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều ý kiến, trong đó nổi bật là cảm xúc hào hứng, xen lẫn lo lắng trước bối cảnh hội nhập của nền kinh tế sau các hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM - Huỳnh Văn Minh, bên cạnh những thuận lợi có thể thấy rõ, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn như quy mô quá nhỏ, manh mún. Hiện cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp thì có đến 500.000 là doanh nghiệp tư nhân, sức cạnh tranh khá yếu so với khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI). Chỉ riêng tháng 1/2016, cả nước đã có hơn 4.300 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng gấp 3 lần cùng kỳ.

chu tich nuoc truong tan sang tai buoi tiep xuc doanh nghiep chieu 4/3. anh:hoang trieu.

Chủ tịch nước Trường Tấn Sang tại buổi tiếp xúc doanh nghiệp chiều 4/3. Ảnh:Hoàng Triều.

Trước tình hình này, ông Minh cho rằng doanh nghiệp chỉ là chủ thể quyết định vi mô, còn Nhà nước mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh vĩ mô của nền kinh tế. Vị này cho rằng Nhà nước phải khẩn trương hoàn thiện thể chế, tăng giám sát, phản biện, cho tổ chức đại diện doanh nghiệp bỏ phiếu tín nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó có cơ sở góp ý, điều chỉnh... tạo không khí làm việc thân tình và trách nhiệm hơn.

Ông Minh đồng thời khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp không bi quan nhưng chừng nào các cán bộ công chức vừa thiếu tâm, vừa không đủ tầm, không thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp thì chừng đó còn khó khăn. "Đây cũng là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tụt hậu và kinh tế Việt Nam ngày càng chậm phát triển".

Đại diện của ngành cơ khí TP HCM cho rằng, Nhà nước đang đối xử với ngành này không công bằng, cụ thể là ngay trong chính sách thuế. Thời gian qua, ông cho rằng doanh nghiêp cơ khí yếu bởi luôn bị thua thiệt vì các linh kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu của khối FDI thì được ưu tiên, trong khi doanh nghiệp nội phải chịu thuế. "Do đó, bao năm qua, dù chật vật phát triển nhưng ngành cơ khí của Việt Nam hiện nay gần như là con số 0 bởi sự cạnh tranh với nước ngoài quá khó", ông nói.

Đại diện khối doanh nghiệp công nghệ cao cũng nêu lên bất cập khi doanh nghiệp trong nước nếu mua các máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định thì đều phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Dù sau đó vẫn được khấu trừ nhưng lại mất quá nhiều thời gian, chưa kể doanh nghiệp phải vay ngân hàng để đóng tiền thuế này.

"Nhà nước thu vào cũng trả lại cho doanh nghiệp, nhưng chúng tôi thì bị phát sinh chi phí và mất thời gian... Vậy tại sao các trường hợp mua máy móc thiết bị làm tài sản cố định này, Nhà nước không đưa về mức thuế 0%", ông đặt câu hỏi.

Trước những bức xúc của cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ đồng cảm và cho biết sẽ ghi nhận tất cả những ý kiến này để trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Đồng thời, Chủ tịch nước cũng chia sẻ, khi Việt Nam ký kết các FTA cũng như TPP, nhiều lời tung hô "thành rồng" đã xuất hiện. "Nhưng tôi cho rằng, muốn thành gì thì trước hết phải có sự hành động. Bởi không có cơ hội gì đến với mình nếu không có sự chuẩn bị gì. Không thể nào ngồi một chỗ để chờ sung rụng vào miệng được", Chủ tịch nhấn mạnh.

Ông Sang cũng trăn trở, trước một bối cảnh hội nhập sâu, cộng với tiêu chí mới, sự chuẩn bị của Việt Nam gần như chẳng có gì trong khi các nước có sự chuẩn bị vô cùng kỹ càng để đón cơ hội. Thực tế thời gian qua, nhiều người thấy vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng nhanh và tỏ ra rất phấn khởi nhưng lại không hiểu rõ bản chất. "Đây thực chất là các doanh nghiệp nước ngoài đang tận dụng cơ hội triệt để nhằm khai thác phần lợi thế mà lẽ ra đó phải là doanh nghiệp Việt Nam được hưởng", ông nói.

Chủ tịch Trường Tấn Sang đánh giá thêm, quá trình đổi mới, cải cách kinh tế nói chung và hệ thống doanh nghiệp nói riêng so với quá trình hội nhập sâu, theo tiêu chí mới, thế hệ mới thì rõ ràng hết sức lúng túng, bị động và cho thấy có một khoảng trống về sự chuẩn bị. "Hiện nay, sự hội nhập sâu với thế giới tạo ra sức cạnh tranh ngày càng gay gắt nên sự chuẩn bị của mình không thể nào hời hợt như trước nữa. Do đó, nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị mới thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn thậm chí thụt lùi", ông Sang bày tỏ.

Chủ tịch đồng thời nhấn mạnh, mục tiêu sắp tới của Việt Nam là hội nhập sâu thì phải thắng lợi, "thắng lợi ở ngay sân nhà và thắng lợi trên thị trường thế giới". Đồng thời, ông tái khẳng định nền kinh tế hội nhập sâu nhưng phải độc lập, tự chủ, "Có nghĩa là chúng ta không phải sống một mình, chơi một mình mà nhấn mạnh đến yếu tố phải có lực, có thế trong sân chơi chung ấy", Chủ tịch nước cắt nghĩa.

Ông Sang cũng cho rằng, khi xem những nhà máy sản xuất khoáng sản của Việt Nam thì thấy một loạt nguyên liệu thô đều bán cho Trung Quốc. Thiết bị cũng gần như là xuất xứ từ Trung Quốc nên không thể cho ra những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho con đường phát triển kinh tế. Trong vòng 30 năm qua, để phát triển kinh tế, một mặt Việt Nam phát triển nội lực, mặt khác là tận dụng ngoại lực, nhưng giờ là lúc phải kiểm điểm lại tất cả những việc đã làm, đề ra những tiêu chí cao hơn để thích ứng với điều kiện mới.

Cuối cùng, Chủ tịch nước đề nghị, khi có vướng mắc, doanh nghiệp phải đấu tranh quyết liệt đến khi đạt kết quả mới thôi. Lúc đó mới mong những bất cập được gỡ, còn nếu chỉ nói sơ sơ thì sẽ khó có sự thay đổi. "Tôi có cảm giác các doanh nghiệp sợ cấp trên dữ quá, lẽ nào chúng tôi độc đoán chuyên quyền quá chăng", Chủ tịch Trương Tấn Sang chia sẻ và khuyên doanh nghiệp hãy hết sức thẳng thắn và cụ thể hoá những vấn đề mình nêu để Nhà nước đưa ra được những chính sách phù hợp nhất.


Giam, giữ người mà không có lệnh sẽ bị phạt tù

Đó là quy định mới tại điểm đ khoản 1 Điều 377 BLHS 2015, sẽ có hiệu lực từ 1-7.

Tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt do có hành vi vi phạm pháp luật. Việc tạm giữ, tạm giam người khi không có lệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc để quá hạn tạm giữ, tạm giam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị bắt.

BLHS 2015 đã bổ sung thêm quy định mới tại điểm đ khoản 1 Điều 377 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật) như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ  06 tháng đến 03 năm:\

 đ) “Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn”. 

Theo đó, khi người bị tạm giữ, tạm giam đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà người có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết dẫn đến để quá thời hạn đối với người bị tạm giữ, tạm giam thì sẽ bị phạt tù.

Quy định này cũng nhằm tăng cường trách nhiệm, hạn chế việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục