tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 18-01-2016

  • Cập nhật : 18/01/2016

26 năm nữa mới xong quy hoạch chi tiết đô thị

toa nha 8b le truc xay sai phep ngay o vung loi ha noi - anh: le quan

Tòa nhà 8B Lê Trực xây sai phép ngay ở vùng lõi Hà Nội - Ảnh: Lê Quân


Đó là tính toán của các chuyên gia tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành xây dựng năm 2015, diễn ra hôm qua 15.1, tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, bộ đã tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 44 đồ án quy hoạch, gồm 4 quy hoạch xây dựng vùng, 15 quy hoạch chung khu kinh tế, 17 quy hoạch chung đô thị, 8 quy hoạch chung khu chức năng đặc thù. Đến nay, cả nước có 15 vùng liên tỉnh, 15 khu kinh tế ven biển, 13 khu kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 60/63 địa phương đã tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. 
 
Bộ Xây dựng thống kê tính đến 20.12.2015, lượng tồn kho bất động sản giảm còn 50.889 tỉ đồng, giảm 42,3% so với thời điểm tháng 12.2014, tương đương 54.100 tỉ đồng. Tồn kho giảm do lượng giao dịch thành công tăng, chủ yếu ở phân khúc căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, dự án đã hoàn thành, dự án ở nơi có hạ tầng tốt, dự án có tiến độ xây dựng tốt.
Về tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đã đạt 100%, tăng 7% so với năm 2010. Tuy nhiên, quy hoạch chi tiết chỉ đạt khoảng 33%, tăng 3% so với năm 2014, tăng 13% so với năm 2010. Quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 98,2%, tăng 3,3% so với năm 2014; tăng 71,8% so với năm 2010.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN nhận xét, theo số liệu Bộ Xây dựng đưa ra tốc độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tăng trung bình là 2,5%/năm. “Còn 65% quy hoạch chi tiết chưa thực hiện và theo tốc độ này, sẽ phải mất 26 năm để hoàn thành. Như vậy, việc thỏa thuận quy hoạch, cơ chế xin cho sẽ tồn tại rất lâu, khó giữ được quy hoạch chung. Hậu quả và việc khắc phục chắc chắn tốn kém khó thể thống kê hết. Do vậy, cần tập trung nhân lực, kinh tế cho quy hoạch chi tiết, đề ra tiến độ cụ thể, đặc biệt chú trọng quy hoạch chi tiết ở khu vực các đô thị”, ông Hùng nói.
Một số chuyên gia cho rằng, công tác lập và quản lý quy hoạch ở khu vực đô thị trong cả nước còn nhiều yếu kém. Đáng lo ngại nhất là việc triển khai nhiệm vụ sau khi quy hoạch chung được phê duyệt rất trì trệ, không đáp ứng kịp yêu cầu quản lý. Điển hình nhất là trường hợp Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng ký duyệt ngày 26.7.2011. Đến nay đã gần 5 năm nhưng nhiều quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết chưa được phê duyệt. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng nội đô chưa được ban hành. Điều này khiến doanh nghiệp, người dân mất nhiều thời gian thỏa thuận, phải chạy đủ mọi cửa xin cơ quan chức năng cho phép, đặc biệt khó khăn đối với công trình cao tầng. Từ cơ chế này dễ nảy sinh tiêu cực và để lại nhiều hậu quả khó khắc phục.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh kể: “Tôi đã từng nói chuyện với nhiều cán bộ ở phường, đa số nắm địa bàn rất chắc. Thậm chí, con cái nhà ai thường xuyên đi chơi đêm về muộn họ cũng nắm được. Chuyện tòa nhà cao tầng mọc lên sai phép mà cán bộ phường không biết là rất lạ. Những chuyện như vậy cần phải xử lý nghiêm, bộ máy của ta đủ cả cơ mà”.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận, trong thời gian tới, cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng đô thị, gắn với các loại quy hoạch khác. Đây là điểm mấu chốt, vì quy hoạch xây dựng đặt nền móng những tài sản cố định, tồn tại cả trăm năm. Quy hoạch khác dựa vào để phát triển. Sau khi có quy hoạch cần phải kiểm soát xây dựng theo đúng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để không bị phá vỡ.

BIDV tài trợ 1 tỉ USD phát triển ngành chăn nuôi bò

bidv tai tro 1 ti usd phat trien nganh chan nuoi bo

BIDV tài trợ 1 tỉ USD phát triển ngành chăn nuôi bò


BIDV thông tin ngân hàng đã xây dựng và ban hành gói tín dụng tài trợ với quy mô giai đoạn đầu lên tới 1 tỉ USD phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi bò.
Tại buổi tọa đàm “Phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh” do Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), Ban Kinh tế T.Ư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức ngày 15.1, BIDV thông tin ngân hàng đã xây dựng và ban hành gói tín dụng tài trợ với quy mô giai đoạn đầu lên tới 1 tỉ USD phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi bò.
Khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ ngành đổi mới công nghệ, gia tăng quy mô và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất tài trợ, ưu tiên tài trợ các dự án bò thịt có quy mô từ 500 con trở lên, hoặc từ 200 con đối với bò thịt giống cao sản, hoặc từ 500 con đối với bò sữa cao sản.
Nguồn vốn còn tài trợ các dự án công nghiệp bò và sữa ứng dụng công nghệ cao, tạo được năng suất và sản lượng vượt năng suất bình quân hiện tại của ngành và đáp ứng yêu cầu điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm...

Đề xuất lương của Tổng kiểm toán cao hơn lương bộ trưởng

tong kiem toan nha nuoc nguyen huu van de xuat mot so van de lien quan den che do doi voi can bo, cong chuc cua kiem toan nha nuoc

Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn đề xuất một số vấn đề liên quan đến chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước


Còn nhiều băn khoăn về đề xuất bậc lương mới cho chức danh Tổng kiểm toán nhà nước...

Có tới 3 loại ý kiến từ cơ quan thẩm tra về đề xuất về bậc lương mới đối với Tổng kiểm toán Nhà nước.

Sáng 16/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.

Tổng Kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn trình bày, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Kiểm toán Nhà nước là một cơ quan Hiến định độc lập. Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã quy định vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước cao hơn, giao nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề hơn so với Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2006.

Ông Vạn cũng nói, Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Chức danh này còn chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đối với kết luận, kiến nghị của ngành về sai phạm của đơn vị được kiểm toán.

Vì vậy, cần quy định bậc lương mới đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước để tương xứng với vị thế, trách nhiệm của chức danh này, đã được Hiến pháp và Luật Kiểm toán Nhà nước quy định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, bảng lương của Tổng Kiểm toán hiện hành có 2 bậc: bậc 1, hệ số lương 9,70; bậc 2, hệ số lương 10,30.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định bảng lương mới của Tổng Kiểm toán có 2 bậc: bậc 1, hệ số lương 9,80; bậc 2, hệ số lương 10,40.

Về nội dung này, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách có tới 3 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, hiện nay chức danh Tổng Kiểm toán chưa được quy định trong bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước. Để bảo đảm sự tương quan giữa các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, nhất trí bố trí mức lương của chức danh này tương đương với mức lương của Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị, cần tăng mức lương của Tổng kiểm toán lên cao hơn, tương đương mức lương của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao (bậc 1, hệ số lương 10,4; bậc 2, hệ số lương 11,00), vì cùng là người đứng đầu cơ quan hiến định độc lập, do Quốc hội bầu.

Loại ý kiến thứ ba đề nghị, giữ mức lương của Tổng kiểm toán như hiện hành để bảo đảm tương quan với các chức danh khác trong hệ thống chính trị, khi cải cách tiền lương sẽ xem xét và quyết định chung.

Đa số ý kiến trong Ủy ban đồng tình với loại ý kiến thứ nhất, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.

Không bình luận cụ thể vào đề xuất nâng lương cho Tổng kiểm toán, song một số ý kiến tại phiên thảo luận vẫn băn khoăn, bởi việc này chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ.

Tổng kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn cho biết, việc này mới có ý kiến của cấp vụ - Bộ Nội vụ và cũng chưa đồng tình lắm.

Nhưng “đề xuất của Kiểm toán chỉ chênh nhau 0,1% nhưng thể hiện vị thế, vai trò của chức danh Tổng kiểm toán, không đặt vấn đề liên quan đến kinh phí nhiều”, ông Vạn trình bày.

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nói thêm, mức đề xuất trình Thường vụ đã thấp hơn đề xuất ban đầu của Tổng Kiểm toán. Theo ông Hiển thì nên điều chỉnh để nâng vị thế cho chức danh này.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần chuẩn bị lại để xem xét sau, và cần có ý kiến của các cơ quan hữu quan bên Chính phủ.

Chưa đồng thuận cao thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất khó ra nghị quyết, bà Ngân nói.


Công bố Ngày bầu cử lần thứ 14 của đất nước là ngày 22/5/2016

Chiều 15/1 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020.

Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồngbầu cử Quốc gia; Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Quốc gia và hai Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Ủy Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị Ngày bầu cử đại biểu Quốc hộikhóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2020 là Chủ nhật, ngày 22/5/2016.

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia nói: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Ngày bầu cử để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta biết để tổ chức thành công Ngày bầu cử 22 tháng 5 năm 2016”.

le cong bo ngay bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv va dai bieu hoi dong nhan dan cac cap nhiem ky 2016-2020. anh: vgp/thanh chung

Lễ công bố Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020. Ảnh: VGP/Thành Chung

Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia nhấn mạnh Ngày bầu cử thứ 14 của đất nước là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, “sẽ là ngày hội của toàn dân tộc, ngày đồng bào ta thực hiện quyền dân chủ, lựa chọn các đại biểu xứng đáng thay mặt cho toàn dân bầu ra hệ thống bộ máy nhà nước mới từ trung ương tới cơ sở để kế tục sự nghiệp cách mạng Việt Nam và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.

Ngày bầu cử sẽ diễn ra dân chủ, công bằng, bỏ phiếu kín theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các cấp và toàn thể đồng bào, cử tri sẽ làm hết trách nhiệm để Ngày bầu cử 22/5/2016 diễn ra thành công tốt đẹp.


Đà Nẵng: Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân cho vay trái pháp luật

cac to roi quang cao cho vay het suc "uu dai" dan day cac bang quang cao, rao vat mien phi o nhieu phuong trung tam tp da nang! (anh: hc)

Các tờ rơi quảng cáo cho vay hết sức "ưu đãi" dán đầy các bảng quảng cáo, rao vặt miễn phí ở nhiều phường trung tâm TP Đà Nẵng! (Ảnh: HC)


Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Sở KH-ĐT, Công an TP và UBND các quận, huyện kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng nhưng cho vay trái pháp luật

Ngày 15/1, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản 10324 /UBND-KTTH gửi Ngân hàng Nhà nướcChi nhánh Đà Nẵng, Sở KH-ĐT, Công an TP Đà Nẵng và UBND các quận, huyện chỉ đạo kiểm tra các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện hoạt động cho vay trái pháp luật.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Sở KH-Đ, UBND các quận, huyện tổ chức tuyên truyền rộng rãi để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP biết về việc các tổ chức, cá nhân không phải là TCTD, không được cấp phép kinh doanh hoạt động tín dụng, ngân hàng nhưng thực hiện hoạt động cho vay đáo hạn ngân hàng, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng… là trái pháp luật.

Đồng thời phối hợp với Sở KH-ĐT, Công an TP, Sở VH-TT-DL, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thảo luận, đề xuất thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra và dự thảo quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhâpn trên địa bàn TP không phải là TCTD nhưng thực hiện hoạt động ngân hàng trái pháp luật, lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh của các cơ quan, đơn vị nêu trên, trình UBND TP xem xét phê duyệt thành lập.

Cùng ngày, Sở KH-ĐT Đà Nẵng cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, Sở đã thông báo đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP không phải là TCTD, không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép kinh doanh hoạt động tín dụng, ngân hàng nhưng thực hiện hoạt động cho vay đáo hạn ngân hàng, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng… trái pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sở KH-ĐT Đà Nẵng cũng cho biết, chỉ thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp hoạt động TCTD khi có văn bản chấp thuận hoặc giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục