tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 15-10-2015

  • Cập nhật : 15/10/2015

Ông Nguyễn Văn Đọc tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

ong nguyen van doc tai dac cu chuc danh bi thu tinh uy quang ninh nhiem ky 2015-2020

Ông Nguyễn Văn Đọc tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020

 Sáng 14/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh thông báo kết quả phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Ông Nguyễn Văn Đọc tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.
 
Kết quả đã bầu ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. 3 Phó Bí thư gồm các bà Đỗ Thị Hoàng, ông Nguyễn Đức Long, ông Vũ Hồng Thanh.

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 11 người (đã bầu 10 đồng chí, 1 đồng chí là Trưởng Ban Tổ chức sẽ kiện toàn sau khi được phân công nhiệm vụ). Ông Đỗ Vũ Chung được bầu là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (15 người):

1. Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy

2. Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư Tỉnh ủy

3. Nguyễn Đức Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy

4. Vũ Hồng Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy

5. Đặng Huy Hậu - Ủy viên

6. Nguyễn Văn Thành - Ủy viên

7. Nguyễn Quang Điệp - Ủy viên

8. Vũ Ngọc Giao – Ủy viên

9. Đỗ Vũ Chung - Ủy viên

10. Đỗ Phương Thuấn - Ủy viên

11. Đỗ Văn Lực - Ủy viên

12. Ngô Hoàng Ngân - Ủy viên

13. Cao Tường Huy - Ủy viên

14. Nguyễn Văn Hưởng - Ủy viên

15. Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên

Danh sách Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (11 người):

1. Đỗ Vũ Chung – Chủ nhiệm

2. Hoàng Ngọc Viên - Ủy viên

3. Kiều Quốc Huy - Ủy viên

4. Nguyễn Mạnh Tuyên - Ủy viên

5. Ngô Văn Hiện - Ủy viên
 

6. Lê Ngọc Thanh - Ủy viên

7. Nguyễn Huy Thắng - Ủy viên

8. Nguyễn Ngọc Sơn - Ủy viên

9. Nguyễn Kim Anh - Ủy viên

10. Lê Văn Ánh - Ủy viên

11. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Ủy viên

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội chưa bàn nợ công 5 năm tới?

ky hop thu 10, quoc hoi chua ban no cong 5 nam toi?

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội chưa bàn nợ công 5 năm tới?

Cuối phiên họp sáng 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sẽ khai mạc vào sáng 20/10 tới.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến tiếp thu ý kiến của Chính phủ là chưa trình dự án Luật Ban hành quyết định hành chính ở kỳ họp này.

Đồng thời cũng chưa trình Quốc hội cho ý kiến về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020.

“Nội dung này nên được chuẩn bị sau khi Quốc hội thông  dự kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”, ông Phúc nói.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng nên cân nhắc việc lùi nội dung về nợ công. Bởi đây là vấn đề có liên quan mật thiết đến kế hoạch tài chính 5 năm tới.

“Tôi biết Bộ Tài chính đã chuẩn bị rồi, nên gửi cho đại biểu để có cái nhìn đồng bộ hơn”, ông Hiển góp ý.

Một nội dung đáng chú ý tại kỳ họp thứ 10 là các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ 12 của Đảng.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp về chương trình kỳ họp, Văn phòng Quốc hội dự kiến giảm từ một ngày xuống còn nửa ngày cho nội dung này.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng vẫn nên dành cả ngày để thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội 12 của Đảng,.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì phần thảo luận về kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới có thể gắn với thảo luận dự thảo văn kiện đại hội Đảng.

Với các nội dung khác của kỳ họp, tổng hợp các góp ý cho thấy có ý kiến đề nghị tăng thời gian thảo luận về kinh tế-xã hội.

Ý kiến khác đề nghị tăng thời gian từ 2,5 ngày lên 3,5 ngày đối với việc xem xét các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015 và chất vấn lại một số vấn đề.

Nhưng cũng có vị đề nghị giảm thời gian của nội dung này từ 2,5 ngày xuống còn 2 ngày, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
 

Về thời gian, sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Văn phòng Quốc hội đề nghị bố trí Quốc hội làm việc thêm một ngày thứ Bảy (tổng cộng là 3/6 ngày thứ Bảy) để bảo đảm bế mạc kỳ họp trong tháng 11/2015.

Như vậy, thời gian tiến hành kỳ họp là 32 ngày làm việc, trong đó có 3/6 ngày thứ Bảy và dự kiến bế mạc vào ngày 28/11/2015.

Ông Hồ Đức Phớc tái đắc cử Bí thư Nghệ An

dong chi ho duc phoc tai dac cu bi thu tinh uy nghe an khoa xviii. anh bao nghe an

Đồng chí Hồ Đức Phớc tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khoá XVIII. Ảnh Báo Nghệ An

Chiều 13/10, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XVIII đã họp phiên thứ nhất và tiến hành bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bầu các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020, bầu Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Hội nghị đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 15 đồng chí. Đồng chí Hồ Đức Phớc tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Xuân Đường, Lê Quang Huy được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Hội nghị bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 12 đồng chí. Đồng chí Lê Minh Thông được bầu giữa chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Trước đó, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 71 đồng chí.

Danh sách 15 đồng chí trúng cử Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2015-2020:

1 - Hồ Đức Phớc - Bí thư Tỉnh ủy                  

2 - Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy

3 - Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy

4 - Lê Quang Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy

5 - Nguyễn Hữu Lậm

6 - Lê Minh Thông

7 - Nguyễn Văn Thông

8 - Hồ Phúc Hợp

9 - Lê Xuân Đại

10 - Hà Tân Tiến

11 - Nguyễn Hữu Cầu

12 - Võ Viết Thanh

13 - Lê Hồng Vinh

14 - Cao Thị Hiền

15 - Nguyễn Thị Thu Hường

Danh sách Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020:

1 - Lê Minh Thông - Ủy viên BTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

2 - Vi Văn Sửu

3 - Nguyễn Văn Trung

4 - Nguyễn Tất Lý

5 - Nguyễn Bồi Cơ

6 -  Nguyễn Công Bình

7 -  Nguyễn Đình Liên

8 -  Nguyễn Đình Hồng

9 - Nguyễn Hữu Lậm

10 -  Nguyễn Tiến Nam

11 - Nguyễn Văn Chiến

12 - Nguyễn Ngọc Anh

Danh sách BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020:

1 - Hồ Đức Phớc                       

2 - Nguyễn Xuân Sơn

3 - Nguyễn Xuân Đường

4 - Lê Quang Huy

5 - Nguyễn Hữu Lậm

6 - Lê Minh Thông

7 - Nguyễn Văn Thông

8 - Hồ Phúc Hợp

9 - Lê Xuân Đại

10 - Hà Tân Tiến

11 - Nguyễn Hữu Cầu

12 - Võ Viết Thanh

13 - Lê Hồng Vinh

14 - Cao Thị Hiền

15 - Nguyễn Thị Thu Hường

16 - Huỳnh Thanh Điền

17 - Hoàng Viết Đường

18 - Đinh Viết Hồng

19 - Lê Ngọc Hoa

20 - Lê Bá Hùng

21 - Phan Đức Đồng

22 - Đậu Văn Thanh

23 - Vi Văn Sửu

24 - Hồ Lê Ngọc

25 - Nguyễn Văn Huy

26 - Đinh Xuân Khoa

27 - Nguyễn Xuân Hải

28 - Nguyễn Đình Hùng

29 - Nguyễn Hồng Kỳ

30 - Bùi Đình Long

31 - Lê Thị Tám

32 - Nguyễn Bằng Toàn

33 - Nguyễn Hữu Nhị

34 - Võ Văn Hải

35 - Hồ Đình Trung

36 - Nguyễn Thanh Hiền

37 - Hồ Mậu Thanh

38 - Tăng Ngọc Tuấn

39 - Lương Thanh Hải

40 - Nguyễn Đình Hòa

41 - Nguyễn Như Khôi
 

42 - Nguyễn Tử Phương

43 - Võ Duy Việt

44 - Nguyễn Văn Độ

45 - Thái Khắc Thư

46 - Nguyễn Thị Kim Chi

47 - Phạm Thị Hồng Toan

48 - Trần Quốc Thành

49 - Trần Thanh Thủy

50 - Nguyễn Văn Đệ

51 - Bùi Thanh An

52 - Võ Thị Minh Sinh

53 - Đinh Ngọc Văn

54 - Nguyễn Thị Hồng Hoa

55 - Phan Sỹ Dương

56 - Phạm Trọng Hoàng

57 - Lữ Đình Thi

58 - Nguyễn Nam Đình

59 - Hoàng Văn Phi

60 - Lang Văn Chiến

61 - Thái Thanh Quý

62 - Nguyễn Hữu Vinh

63 - Vi Văn Định

64 - Đoàn Hồng Vũ

65 - Vi Văn Hòe

66 - Hoàng Nghĩa Hiếu

67 - Lê Đức Cường

68 - Trương Hồng Phúc

69 - Lê Tiến Trị

70 - Chu Thế Huyền

71 - Hoàng Trọng Kim

 


Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại lùi tiến độ

du an duong sat cat linh - ha dong lai lui tien do

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại lùi tiến độ

Đến tháng 6/2016 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành phần xây lắp thô sau đó cần thêm 3 tháng để hoàn thiện và chạy thử.
Thông báo về tiến độ của Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh  - Hà Đông, tại buổi họp báo Quý III/2015 của Bộ GTVT chiều 13/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đây là dự án “nóng” về chất lượng, tiến độ cũng như về ATGT. “Hiện nay vấn đề về chất lượng và ATGT đã cơ bản giải quyết được, nhưng về tiến độ của dự án còn rất nhiều vấn đề cần phải xử lý”, ông Trường nói.

Theo Thứ trưởng Trường, toàn bộ Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh  - Hà Đông được thực hiện theo tổng thầu EPC phía Trung Quốc, tuy nhiên những nhà thầu phụ lại của phía Việt Nam đảm trách, không có bất cứ nhà thầu nào của nước ngoài.

Đặc biệt, những nhà thầu phụ phía Việt Nam lại không có nhà thầu nào trong ngành GTVT, chủ yếu là các nhà thầu tư nhân nên việc kí kết hợp đồng giữa tổng thầu với các nhà thầu phụ bao giờ cũng có những ràng buộc về mặt kinh tế. 

Do đó, Bộ GTVT đang điều chỉnh về vấn đề này, để làm sao có những ràng buộc chặt chẽ hơn đối với tổng thầu cũng như các nhà thầu phụ trong vấn đề thanh toán, cũng như đảm bảo tiến độ. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đưa ra những cơ chế để tổng thầu EPC có những điều kiện cũng như những trách nhiệm thực hiện dự án.

Về tiến độ dự án, theo quan điểm của Bộ GTVT, đến thời hạn tháng 6/2016 sẽ hoàn thành xong phần thô bao gồm hệ thống dầm, các nhà ga sau đó mới tiến hành hoàn thiện. Phần hoàn thiện này sẽ gồm nhiều hạng mục kỹ thuật cũng như trang trí, dự kiến mất thời gian khoảng 3 tháng.

Trong quá trình hoàn thiện, dự án cũng sẽ tiến hành chạy thử. Phía Trung Quốc cho biết, quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng sau đó mới vận hành chính thức, nên toàn bộ dự án sẽ cố gắng để trong năm 2016 đưa vào khai thác. “Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo quyết liệt để đạt được tiến độ này”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.

Liên quan đến các dự án đường sắt đô thị là nguyên nhân gây ùn tắc nghiêm trọng trong thời gian qua trên địa bàn TP Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết, đến hết năm 2015, tại những khu vực đang gây ùn tắc trên tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ cơ bản không còn ùn tắc, do thông hầm đường bộ Thanh Xuân – Hà Đông. Đồng thời, dự án Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành thi công toàn bộ phần trụ, chỉ còn lại một số vị trí nhà ga nên ùn tắc sẽ giảm.
 

Đối với dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, TP Hà Nội đã tìm giải pháp xén tiếp phần vỉa hè từ Đại học Quốc gia đến Cầu Giấy để mở rộng làn đường, đồng thời yêu cầu các nhà thầu thi công thu hẹp diện tích đang quây tôn và phân luồng các phương tiện đi sang các tuyến đường khác… Ban Quản lý dự án cũng yêu cầu các nhà thầu thi công liên tục 24/24 giờ để rút ngắn tiến độ dự án từ mốc năm 2019 xuống cuối năm 2018 để sớm chấm dứt tình trạng ùn tắc giao thông.

Nhu cầu không cao, Vietnam Airlines dự kiến giảm đội bay

nhu cau khong cao, vietnam airlines du kien giam doi bay

Nhu cầu không cao, Vietnam Airlines dự kiến giảm đội bay

Do nhu cầu thị trường không cao như dự báo, hãng hàng không Vietnam Airlines đang rà soát và dự kiến giảm số lượng máy bay dự kiến vào năm 2020 còn 120 chiếc thay vì 150 chiếc như kế hoạch đã được duyệt trước đó.
Theo báo cáo của Vietnam Airlines, tại cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chiều 12-10 về điều chỉnh kế hoạch phát triển đội tàu bay của hãng, số lượng tàu bay năm 2020 dự kiến giảm từ 150 chiếc xuống còn 120 chiếc.

Vietnam Airlines cho biết, mặc dù kế hoạch phát triển mạng bay, đội bay đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1567 năm 2008, nhưng nhu cầu thị trường trong giai đoạn 2011 - 2014 không đạt được như dự báo.

Do vậy, hãng cho rằng cần rà soát, cập nhật lại nhu cầu thị trường, kế hoạch phát triển mạng bay, đội bay cho phù hợp. Qua rà soát kế hoạch phát triển, đến năm 2020 hãng sẽ cần 120 tàu bay, giảm 30 chiếc so với kế hoạch ban đầu.

Số lượng máy bay Vietnam Airlines dự kiến giảm tập trung chủ yếu vào loại tàu bay thân rộng từ 280 đến 300 ghế (giảm 31 chiếc) và loại 70 ghế (giảm 11 chiếc), tổng cộng 42 chiếc. Tuy nhiên, hãng dự kiến tăng 12 chiếc loại trung từ 150 đến 180 ghế. Như vậy, tổng số máy bay hãng sẽ giảm so với kế hoạch trước đó là 30 chiếc.

Hãng hướng đến chiến lược phát triển dịch vụ vận tải hiện đại, tiện nghi, đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Hôm 10-10, Vietnam Airlines đã công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng của năm 2015 với doanh thu đạt 52.500 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.300 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Từ tháng 6-2015, hãng bắt đầu nhận hai loại máy bay máy mới là Airbus A350-900 và Boeing 787-9 để đưa vào khai thác. Các máy bay mới Airbus A350-900 và Boeing 787-9 được đưa vào khai thác đã đạt kết quả tốt, hệ số sử dụng ghế trên đường bay TPHCM – London của Boeing 787-9 đạt mức 85% ở hạng thương gia.

Theo kế hoạch đã được duyệt năm 2008, đội bay của Vietnam Airlines sẽ nâng lên 101 chiếc vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020 với nhiều chủng loại máy bay tân tiến như Airbus A350XWB và Boeing 787-9. Hãng sẽ thay thế toàn bộ đội tàu bay thân rộng với 33 chiếc, trong đó có 19 chiếc Boeing 787 Dreamliner và 14 chiếc Airbus A350-900XWB (bao gồm cả mua và thuê), được chuyển giao dần trong vòng hơn ba năm, từ giữa 2015 đến đầu năm 2019.
 
Tuy nhiên, với sự thay đổi của thị trường, hãng buộc phải thay đổi kế hoạch mua sắm đội tàu bay. Theo một nguồn tin từ Bộ GTVT, kế hoạch này sẽ còn được rà soát thêm một lần nữa trước khi trình Bộ GTVT phê duyệt.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục