Theo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) một khối lượng lớn tài sản ngoại tệ của người dân được gửi ra nước ngoài bởi chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm và hạn chế đối tượng vay ngoại tệ.

Trả lời hãng Bloomberg ngày 27/5 nhân chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định hai nước Việt-Mỹ còn rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, nâng cao tăng trưởng và tạo việc làm cho cả hai quốc gia. Dịp này, doanh nghiệp hai nước sẽ ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng trị giá hàng chục tỷ USD.
- Xin Ngài cho biết mục đích chuyến thăm Mỹ lần này và thông điệp của Ngài tới Chính quyền Tổng thống Donald Trump?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhận lời mời của Tổng thống Donald Trump, tôi sẽ cùng Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Mỹ và hội đàm với ngài Tổng thống vào ngày 31/5/2017 tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Trên cơ sở triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, các nước lớn và chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, chuyến thăm lần này của tôi nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam — Mỹ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trong thời gian tới, trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế.
Tôi chuyển đến Tổng thống Donald Trump và nhân dân Mỹ thông điệp của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam là chúng tôi nhất quán coi trọng quan hệ với Mỹ, sẵn sàng hợp tác với Chính quyền Tổng thống Donald Trump phát huy các thành quả đáng tự hào của 20 năm quan hệ ngoại giao, và đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam — Mỹ phát triển mạnh mẽ một cách ổn định, lâu dài trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và con đường phát triển của nhau; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, phát triển ở châu Á — Thái Bình Dương.
- Việt Nam có kế hoạch trao đổi về hiệp định thương mại mới với Hoa Kỳ không?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2001, sau đó hai bên tiến hành đàm phán và ký kết nhiều thoả thuận kinh tế.
Các thỏa thuận này đã đi vào cuộc sống, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam — Mỹ, quá trình cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cũng như góp phần hỗ trợ Việt Nam tham gia tích cực hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, hai bên đã tái khởi động Cơ chế hợp tác theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề cùng quan tâm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Hiện tại các cơ quan chức năng của Việt Nam và Mỹ đang tích cực trao đổi, hoàn thiện cơ chế hợp tác thương mại theo hướng hiệu quả, thuận tiện và đôi bên cùng có lợi.
Với chính sách chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia sâu vào các liên kết kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 59 đối tác, trong đó có 15 thành viên của G20.
Với tinh thần trên, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, về các hình thức hợp tác mới phù hợp nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế — thương mại trên cơ sở công bằng, cùng có lợi. Đồng thời sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh — đầu tư trong nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ, làm ăn tại Việt Nam.
Xin Ngài cho biết tầm quan trọng của quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, quan hệ kinh tế là một trong những điểm sáng, là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương Việt Nam — Mỹ. Hiện nay Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Do hai nước có nền kinh tế bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp, quan hệ thương mại giữa hai nước gia tăng liên tục và nhanh chóng, từ mức 500 triệu USD năm 1995 lên gần 50 tỷ USD năm 2016, mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Việt Nam.
Việt Nam nhập khẩu nhiều hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng vốn cao từ Mỹ và xuất khẩu nhiều mặt hàng Mỹ không còn sản xuất. Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 8 tại Việt Nam với 815 dự án có tổng vốn đăng ký trên 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, tôi cho rằng quan hệ này còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên; còn rất nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng — dầu khí, kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, tài chính-ngân hàng, giáo dục — đào tạo, du lịch v.v…
Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng trên toàn cầu, các nội dung hợp tác kinh tế khác về khoa học-công nghệ, thúc đẩy sáng tạo trong kỷ nguyên số, v.v… là những lĩnh vực hai bên có thể khai thác hơn nữa.
Tôi khẳng định, hai bên còn rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, nâng cao tăng trưởng và tạo việc làm cho cả hai quốc gia. Đây cũng là một trong những chủ đề trọng tâm mà tôi sẽ trao đổi với Tổng thống Donald Trump. Trong chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước sẽ ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng trị giá hàng chục tỷ USD.
- Ngài có suy nghĩ gì trước quan điểm cho rằng Mỹ và các nước khác đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi cho rằng tự do hóa thương mại, hội nhập và liên kết kinh tế vẫn là xu thế chủ đạo tại châu Á — Thái Bình Dương và trên thế giới. Minh chứng cho điều này là rất nhiều sáng kiến liên kết đã và đang được triển khai mạnh mẽ ở cấp độ khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Có thể thời điểm này, việc theo đuổi các thỏa thuận tự do thương mại đa phương như TPP chưa được Mỹ ưu tiên. Chúng tôi tôn trọng quyết định của Mỹ, nhưng tôi tin là xu thế tự do hóa, liên kết kinh tế vẫn được Mỹ thúc đẩy trong các thỏa thuận song phương.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở cao trong khu vực (kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm hơn 170% GDP), có quan hệ kinh tế thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã ký kết và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương với 59 đối tác, trong đó có các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Về đa phương, Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động tham gia các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại hàng đầu trong khu vực và liên khu vực, nổi bật là Cộng đồng ASEAN năm 2015 và chủ trì tổ chức Năm APEC Việt Nam 2017.
Chúng tôi nhất quán và kiên trì tiến trình hội nhập quốc tế đi đôi với đẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững.
Trong thời gian tới, các nước cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế nhằm tận dụng tối đa lợi ích do toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực có thế có từ quá trình này.
Với Mỹ, dù tiến trình liên kết kinh tế trong khu vực và trên thế giới diễn biến thế nào, Việt Nam vẫn nhất quán tăng cường hợp tác, làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
Tôi mong rằng Mỹ sẽ phát huy hơn nữa các hoạt động hợp tác của mình, nhất là về kinh tế thương mại, đóng góp vào thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.
Nguồn: Bloomberg, Zing, ViettimesTheo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) một khối lượng lớn tài sản ngoại tệ của người dân được gửi ra nước ngoài bởi chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm và hạn chế đối tượng vay ngoại tệ.
Đón 2 tàu hộ vệ của Nhật Bản thăm cảng Cam Ranh
Lo ngại du khách Việt Nam ‘xấu xí’ như khách Trung Quốc
“Việc thanh tra liên tục đang gây khó khăn cho doanh nghiệp“
Hải quan thu ngân sách hơn 52.000 tỉ đồng
Khó đạt mục tiêu giảm còn 15-17 ngân hàng
Việt Nam đề nghị Anh giục Trung Quốc dừng quân sự hóa trên biển
UNDP: Kiểm soát tham nhũng ở Việt Nam đang đi xuống
Tin tặc tấn công hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Quảng Ninh
Lốc xoáy làm sập hàng chục hecta nhà kính ở Đà Lạt
Bình Phước có nữ phó viện trưởng VKSND tỉnh 37 tuổi
Du khách Nga ồ ạt quay trở lại Việt Nam
TP.HCM mua 30.000 tấn muối 'cứu' diêm dân Cần Giờ
Dân đang chấp nhận sống với tham nhũng như “sống chung với lũ”
Vinmart+ len lỏi từng ngõ ngách, “đè chết” các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ
Tân Thủ tướng chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ
44% người dân phải hối lộ khi làm sổ đỏ
Phạt hàng loạt công ty bán hàng đa cấp tại Đà Nẵng
Tăng cường mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt - Lào
Đường nội ép người tiêu dùng
Phát hiện cơ sở sản xuất trà giả nhãn hiệu quy mô lớn
Sáng nay 12-4, trong khuôn khổ phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Hải Phòng: Hơn 800 công nhân tại khu công nghiệp Tràng Duệ đình công
Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến
Bắt giữ 750kg bột thực phẩm không hạn sử dụng
Việt Nam nâng thời hạn thị thực cho công dân Mỹ
Bác bỏ thông tin về kho vàng 4.000 tấn ở núi Tàu
Sắp ra mắt khu đô thị sinh thái giữa trung tâm Sài Gòn
Cuối tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thăm Việt Nam
Phòng chống tham nhũng: Thách thức của Chính phủ mới
Đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng- An ninh
TP.HCM: “Xẻ” đất thư viện khoa học tổng hợp làm cao ốc văn phòng?
Cùng nhìn lại chân dung 14 vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qua các thời kỳ.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) đã nói như vậy với báo chí bên lề Quốc hội về tân Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng vừa được Quôc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm theo tờ trình của Thủ tướng với tỉ lệ tán thành cao.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự