tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thái Lan muốn chuyển nước Mekong: Đừng trích máu dòng sông

  • Cập nhật : 01/09/2015

(Tin kinh te)

Việc các nước chặn họng hay trích máu dòng sông dù là đáp ứng nhu cầu chính đáng thì cũng không nên thực hiện.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có những chia sẻ với Đất Việt trước việc Chính phủ Thái Lan đang xem xét chuyển nước sông Mekong, Moei và Salween. Báo Đất Việt xin trân trọng đăng tải những ý kiến của ông.

Phải đảm bảo được nguyên tắc đồng thuận

Sông Mekong không chỉ là “tài sản thiên nhiên” có giá trị đặc biệt mà còn là biểu tượng đoàn kết của các quốc gia, dân tộc cùng chia sẻ nguồn nước sông Mekong như mạch máu của cơ thể, nguồn sống của cộng đồng dân cư. Sự tồn tại, phát triển ổn định, hoà bình và thịnh vượng hay xung đột, chia rẻ giữa các quốc gia lưu vực sông Mekong phụ thuộc vào cách ứng xử như thế nào với con sông quốc tế này.

Trước đe dọa, thách thức và tác động không tránh khỏi của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trước yêu cầu phát triển, nhu cầu bổ sung nguồn năng lượng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, các quốc gia lưu vực triển khai các dự án sử dụng nước con sông này là nhu cầu chính đáng.

Nhưng sông Mekong là tài “sản dùng chung”, nên việc khai thác, sử dụng nó, đặc biệt là những công trình, dự án lớn tác động đến các quốc gia liên quan, phải có tham vấn và đồng thuận của các nước bị tác động, cụ thể là Hiệp định sông Mekong năm 1995 và luật pháp quốc tế có liên quan.

Cũng giống như các đập thủy điện Xayaburi, Don Sahong (Lào), Stung Treng (Campuchia) và các đập thủy điện trên dòng chính Mekong khác, việc triển khai các công trình xả lũ hay lấy nước từ dòng Mekong của Thái Lan hay bất kỳ quốc gia nào có liên quan phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuận, cẩn trọng và không hối tiếc, không được gây hại cho lợi ích chung.

Với “khung nguyên tắc” chung đó, việc Thái Lan dự định triển khai chuyển nước dòng Mekong, sông Moei và Salween phục vụ tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp rộng lớn cần được tính toán, đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường, và cụ thể những thay đổi đối với dòng sông, lưu vực, những mặt được - mất, nhất là thực hiện Quy trình thông báo trước, tham vấn trước đối với các quốc gia liên quan, tạo sự đồng thuận của các thành viên Ủy hội sông Mekong.

Chính đương kiêm Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha, mặc dù coi đây là một cơ hội giúp hồi sinh các vùng canh tác nông nghiệp đang bị khô hạn, tối đa hóa lợi ích quốc gia, nhưng cũng thừa nhận trước tiên cần đàm phán với các quốc gia khác có liên quan. Cần phải tăng cường hợp tác và đấu tranh để đảm bảo việc thực thi quy trình thông báo trước, tham vấn trước và thỏa thuận (PNPCA) để đánh giá các tác động xuyên biên giới.

Trên thực tế, Chính phủ Thái đã gặp phải sự phản đối phải dừng dự án khi dự định triển khai đào kênh xả lũ dài 281 Km, với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD. Dự án này được kỳ vọng giải quyết tình trạng ngập lụt như đã từng xảy ra tại trận lũ lịch sử năm 2008, nhưng nó cũng dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng sinh kế người dân. Chúng ta cần chủ động hợp tác và đấu tranh trong vấn đề này.Cũng giống như các đập thủy điện trên dòng chính, các công trình lớn chuyển nước sông Mekong, mặc dù mang lại những lợi ích trước mắt cho quốc gia chủ đầu tư, nhưng dẫn đến những hệ lụy khôn lường đối với sự phát triển bền vững của dòng sông, nhất là khu vực hạ lưu.

ong tran huu hiep trong chuyen cong tac thuc dia tai song mekong qua thai lan

Ông Trần Hữu Hiệp trong chuyến công tác thực địa tại sông Mekong qua Thái Lan

ĐBSCL “cửa ngõ” ra biển Đông và chắc chắn chịu ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp từ tác động đó. Tác hại nhãn tiền là giảm lượng phù sa, làm thay đổi dòng chảy, lượng nước, chất lượng nước và mùa nước tự nhiên của sông Mekong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, thủy sản, nông nghiệp, giao thông thủy, đời sống và sinh kế không chỉ đối với người dân ĐBSCL. Kéo theo là “tác động kép” là tình trạng xói lở và xâm nhập mặn từ biển vào như “hai gọng kiềm” đối với ĐBSCL.  

Yếu tố Trung Quốc

Không chỉ có Thái Lan mà Trung Quốc cũng đang dậm dịch thực hiện dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển Đông, Trung và Tây. Lào, Campuchia cũng đang có ý định thực hiện dự án chuyển nước, mặc dù không phải là thành viên Ủy hội sông Mekong quốc tế, nhưng yếu tố Trung Quốc có tác động to lớn đến dòng sông.

Việc xây các đập thủy điện trên thương nguồn như Lan Thương, đoạn sông chiếm gần ½ chiều dài dòng Mekong, cùng với các đập thủy điện Nọa Trác Độ, công suất hơn 5.800 MW, các đập Tiểu Loan, Mãn Loan… tác động mạnh mẽ đối với môi trường sinh thái, thủy sản các quốc gia hạ lưu.

(Theo báo Đất Việt)

Trở về

Bài cùng chuyên mục