“Cái mà chúng ta chưa làm được lớn nhất, đáng lo nhất trong thời gian vừa qua không phải là ở kinh tế, mà ở việc xây dựng con người!”.

Theo quy hoạch, Ninh Thuận sẽ trở thành “điểm đến của Việt Nam trong tương lai”, kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh”. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh (1/4/1992 – 1/4/2017), ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ về mục tiêu phát triển này.
Vượt qua những khó khăn, thách thức, tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ. Ông có thể cho biết mức tăng trưởng của tỉnh Ninh Thuận hiện nay so với cách đây 25 năm? Đâu là những thành tựu vượt bậc của tỉnh nhà trong thời gian qua?
Được tái lập từ ngày 1/4/1992, trải qua 25 năm phát triển, Ninh Thuận đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, khẳng định và nâng cao vị thế so với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1992 - 2016 ước đạt 8,7%/năm, trong đó ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,4%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 12,5%/năm và ngành dịch vụ tăng 10,1%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2016 đạt 30,3 triệu đồng/người, tăng 22,1 lần so với năm 1992.
Với chủ trương tập trung thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách làm động lực cho phát triển, đồng thời, việc chuyển đổi, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được triển khai mạnh mẽ, những năm qua, khu vực ngoài nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả. Tính đến năm 2016, tỷ trọng khu vực vốn nhà nước giảm từ 20,7% xuống còn 12,4% và khu vực vốn ngoài nhà nước tăng từ 79% lên 83,9%.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế Ninh Thuận đã làm thay đổi bộ mặt của tỉnh như thế nào so với thời kỳ mới tái lập tỉnh, thưa ông?
Tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp và thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thông qua phát triển những cây trồng có năng suất, chất lượng cao, trở thành đặc sản của địa phương và hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ chế biến.
Diện tích gieo trồng tăng bình quân 2,2%/năm, trong đó năng suất cây lương thực tăng 2,2%, năng suất lúa tăng từ 37,3 tạ/ha năm 1992 lên 60 tạ/ha năm 2016, thu nhập trên mỗi héc ta đất canh tác tăng từ 57 triệu đồng (năm 2010) lên 105 triệu đồng (năm 2016). An ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng lương thực có hạt không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành giai đoạn 1992 - 2016 đạt 7,1%/năm.
Đâu là bước đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh nhà?
Đột phá thể hiện ở việc cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy sản, chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
Chăn nuôi đã thực sự trở thành mũi nhọn, đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp dần thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống. Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đang từng bước khẳng định là ngành sản xuất chính, đem lại giá trị thu nhập cao cho nông dân trong tỉnh. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; nhiều giống gia súc, gia cầm chất lượng tốt được đưa vào sản xuất.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, giá trị sản xuất toàn ngành giai đoạn 1992 - 2016 tăng 10,6%/năm. Chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất giống thủy sản có chất lượng cao của cả nước thực hiện có kết quả, đạt được mục tiêu và phát huy được lợi thế, quy mô sản xuất giống tiếp tục được mở rộng, sản xuất tôm giống tăng từ 100 triệu con lên 21.954 triệu con và trở thành một trong những vùng sản xuất tôm giống lớn của cả nước.
Hình thức và đối tượng nuôi trồng ngày càng được cải tiến và đa hạng hóa, từ hình thức nuôi trồng truyền thống, đến nay đã chuyển sang nuôi trồng theo hình thức bán thâm canh và thâm canh. Một số loại thủy sản có giá trị cao cũng được người dân quan tâm đầu tư như: tôm hùm, cá biển, cua, ghẹ... sản lượng đánh bắt tăng bình quân hàng năm 8,2% (năm 1992 đạt 12.650 tấn, năm 2016 đạt 83.800 tấn).
Anh Trung
Theo Báo Đầu Tư
------------------------------------------------------
Ninh Thuận thu hút được gần 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong năm vừa qua
017, Ninh Thuận sẽ bước qua một cột mốc đáng nhớ khi chỉ còn vài ngày nữa là tròn 25 năm tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2017)
Từ một tỉnh nghèo khi tái lập, sau một chặng đường phát triển, Ninh Thuận đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ và vẫn đang tiếp tục vươn lên mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Nếu năm 1994, tổng thu ngân sách tỉnh chỉ khiêm tốn với con số 50 tỷ đồng; năm 2000, tổng thu ngân sách 100 tỷ đồng, thì đến nay, thu ngân sách địa phương năm 2016 đã đạt tới con số 2.000 tỷ đồng, con số ấn tượng về mặt tăng trưởng.
Trên hành trình đó, cái tên Ninh Thuận cũng ngày càng lan rộng và được nhiều người yêu mến, tin tưởng. Điều này thể hiện qua con số 1,7 triệu lượt khách du lịch đến với địa phương và gần 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư đăng ký mới chỉ trong năm vừa qua.
Thu nhập bình quân đầu người cùng với đó liên tục đạt mức tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng cũng được tỉnh quan tâm chú trọng phát triển đồng bộ, an sinh xã hội đảm bảo, nhờ vậy, cuộc sống người dân nơi đây ngày càng cải thiện.
Hòa trong niềm vui đó, tới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2017) gắn với Kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 -16/4/2017), 42 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2017) với nhiều hoạt động thiết thực trên hầu khắp các lĩnh vực.
Đây được coi là dịp để giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc nói chung và của người dân Ninh Thuận nói riêng, tạo niềm phấn khởi, tự hào trong các tầng lớp nhân dân để tiếp tục phát huy sức mạnh thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Ninh Thuận trong thời gian tới. Đồng thời cũng là dịp để đánh giá tổng kết, đồng thời biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Ninh Thuận đạt được trong 25 năm qua.
Trong thời gian tổ chức lễ kỷ niệm này, Ninh Thuận sẽ tổ chức hàng loạt các hoạt động chào mừng như tổ chức họp mặt, tri ân các anh hùng liệt sỹ, Hội chợ thương mại, tổ chức triển lãm trên nhiều lĩnh vực, tổ chức Hội thảo kinh tế - xã hội tỉnh… kèm theo đó là các hoạt động tuyên truyền, cổ động, văn hóa – nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch…
Cụ thể, chương tình Họp mặt Kỷ niệm 25 ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận sẽ được tổ chức vào sáng 31/3 tại Hội trường UBND tỉnh; tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; Lễ Công bố và đón nhận Bằng Di tích cấp quốc gia đặc biệt các Tháp Chăm Ninh Thuận, gồm Tháp Po Klong Garai và Tháp Hòa Lai sẽ diễn ra vào tối 31/3 tại Quảng trường 16/4; Hội chợ thương mại sẽ diễn ra từ 27/3 đến hết ngày 2/4; các chương trình Triển lãm sẽ diễn ra từ 30/3 đến hết ngày 2/4…
----------------------------------------------------
“Cái mà chúng ta chưa làm được lớn nhất, đáng lo nhất trong thời gian vừa qua không phải là ở kinh tế, mà ở việc xây dựng con người!”.
Tăng sức ép lên Chính phủ về mức tăng lương tối thiếu vùng
Tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc
Thay 3 thành viên ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Phú Yên: Nông dân ồ ạt phá mía, sắn để trồng tiêu
Các nhà máy đường lo lắng khi vào vụ mới
Không chỉ tập trung vào sản phẩm chức năng, hàng tiêu dùng... mô hình kinh doanh đa cấp đang lan sang các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu như phân bón, gạo.
Nga sẵn sàng lắp tên lửa hành trình cho chiến hạm của Việt Nam
TPP: Úc muốn Việt Nam mở cửa rộng hơn ngành giáo dục
Cảng du thuyền lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Việt Nam sắp có vaccine phòng sốt xuất huyết
Gần 5.000 tỉ đồng xây dựng tuyến đường ống nước sông Đà số 2
Bộ Công an “đánh úp” các xưởng gỗ khủng ở Gia Lai
Sứ quán Việt Nam tại Algeria gặp chủ bạo hành lao động Việt
Khởi tố thêm 4 bị can vụ Công ty Lương thực Vĩnh Long
GDP sẽ tăng thêm 1 - 2%
Kinh hãi chất dệt nhuộm có trong thức ăn cho gà
Từ 2016, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2% lương
Xây khu giải trí 8.000 tỉ đồng ở Thủ Thiêm
EVN công bố kết quả lấy ý kiến 3 miền về biểu giá bán lẻ điện
Ông Thiều Kim Quỳnh làm Chủ tịch Tổng công ty Điện lực miền Bắc
Biên Hòa loay hoay với dự án chống ngập 8.400 tỷ đồng
Campuchia di dời 1.000 gia đình người Việt sống ở Biển Hồ
Xây dựng 3 trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về TPP
Kinh tế Đài Loan gặp khó khăn, lao động Việt Nam phải về nước
Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư
Bộ Khoa học Công nghệ có thứ trưởng 41 tuổi
Ngân hàng dẫn đầu về trả thưởng
Hoàn thành dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Bình
Trong ôtô tải có cả một kho rượu Chivas nhập lậu
Cho gà ăn hóa chất để làm đẹp da, thịt
Bưởi hồ lô, lò đốt rác dùng nhiên liệu sạch, máy xịt thuốc sâu tự động... là những sáng chế của nông dân gây ấn tượng về tính ứng dụng bên cạnh những sản phẩm công nghệ cao.
Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.
Tạo ra giống chữa bệnh giá caosản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự