Tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong năm 2015 đạt gần 3,64 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng chục ngàn hộ kinh doanh đang ngồi trên lửa sau khi được các chi cục thuế phổ biến cách tính thuế mới áp dụng từ ngày 1-1-2016.
Theo đó, ngoài số thuế khoán hằng tháng như hiện nay, họ sẽ phải nộp thêm thuế với tỉ lệ 1,5% trên doanh thu nếu xuất hóa đơn.
Đây là một điều khoản trong thông tư 92 được Bộ Tài chính ban hành. Chính sách thuế mới này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 54.000 hộ khoán có sử dụng hóa đơn trên địa bàn TP.HCM.
Thu thuế hai lần?
Chị T.T.K.L. - tiểu thương kinh doanh tại chợ vải Soái Kình Lâm (Q.5) - cho biết nhiều tiểu thương tại chợ này đang đứng ngồi không yên sau khi nhận được thông báo của Chi cục Thuế Q.5 về chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mới, và được cán bộ thuế giải thích rằng từ năm 2016, cứ mỗi tờ hóa đơn xuất cho bạn hàng phải nộp thêm 1,5% thuế trên doanh thu.
Theo chị L., hiện mỗi tháng chị nộp thuế khoán 8,55 triệu đồng (gồm thuế thu nhập cá nhân và giá trị gia tăng) và không nộp thêm bất cứ khoản nào nếu doanh thu xuất hóa đơn từ 500 triệu đồng trở xuống.
Nếu trên mức này, chị phải nộp thuế cho phần doanh thu chênh lệch. “Cách tính này là tương đối công bằng cho cả người kinh doanh và cơ quan thuế. Nếu áp theo cách tính mới, số thuế tôi phải nộp sẽ tăng cao do bị tính trùng doanh thu hay nói cách khác là thu thuế hai lần” - chị L. lo lắng.
Chị Trần Thị Xuân Mai, quầy 70 chợ Soái Kình Lâm, cho biết dù gần cuối năm nhưng kinh doanh ế ẩm, nếu tới đây phải nộp thuế hai lần tiểu thương sẽ càng khó khăn.
“Chúng tôi được cho xuất hóa đơn đến 500 triệu đồng/tháng nhưng không bao giờ sử dụng hết số này, bởi hoạt động buôn bán đang gặp rất nhiều khó khăn” - chị Mai nói.
Theo bà Lê Thị Kim Chơi (chủ sạp 51), tại cuộc họp bất thường với các tiểu thương tại chợ Soái Kình Lâm vào chiều 21-9, đại diện Chi cục Thuế Q.5 giải thích rằng đây là chủ trương của Bộ Tài chính, ngành thuế địa phương chỉ là người thừa hành.
“Họ cũng giải thích đó là biện pháp khuyến khích hộ khoán chuyển lên doanh nghiệp nhưng tôi 65 tuổi rồi, lại không hiểu luật trong khi nếu chuyển sang doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kế toán, rồi thanh tra, kiểm tra... là rất khó” - bà Chơi nói.
Tại các chợ khác, tiểu thương cũng bàn tán xôn xao về chính sách thuế mới. Trao đổi với Tuổi Trẻ trưa 24-9, bà Loan - tiểu thương tại chợ Bình Tây (Q.6) - cho biết cũng được Chi cục Thuế Q.6 mời lên phổ biến về mức thuế mới và đang rất lo tới đây số thuế phải nộp không còn là 10 triệu đồng/tháng như hiện nay mà sẽ tăng cao.
Chị Linh, tiểu thương bán quần áo trẻ em chợ Bình Tây, cho rằng nếu thuế tăng cao nữa sẽ không kham nổi vì làm ăn khó khăn, chưa kể tới đây chợ sẽ sửa nên phải dời sạp ra ngoài nhà lồng, buôn bán sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
“Theo tôi, cơ quan thuế nên giữ nguyên cách tính như hiện nay hoặc nếu không phải giảm bớt doanh thu khoán để sát với thực tế hơn” - chị Linh nói.
Ép hộ lên doanh nghiệp, tiểu thương làm giám đốc?
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, sở dĩ Bộ Tài chính đưa ra chính sách trên là vì không khuyến khích hộ khoán thuế sử dụng hóa đơn. Quan điểm của Bộ Tài chính là doanh thu khoán chỉ tính trên phần doanh thu không sử dụng hóa đơn, còn nếu muốn sử dụng hóa đơn thì phải khai thuế. Đây là cách gián tiếp để buộc các hộ khoán phải lập doanh nghiệp.
Trong khi đó, chi cục thuế tại các địa bàn tập trung đông các hộ khoán như Q.5, 6, 11... cho biết đã nhận được phản ảnh rất bức xúc của tiểu thương. Tuần qua Chi cục Thuế Q.6 đã mời đại diện 1.200 hộ khoán có sử dụng hóa đơn đến để đối thoại.
Các tiểu thương đều ý kiến nên làm theo cách cũ vì theo cách mới tăng gấp đôi doanh thu. Đặc biệt thời điểm áp dụng lại trùng vào dịp tết, kinh doanh sôi động nhất năm, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến người kinh doanh.
“Theo tôi, nếu hộ kinh doanh không thể lên doanh nghiệp được, phải xem xét lại mức khoán cho phù hợp với cách tính mới chứ nếu lấy mức khoán năm nay mà phiên ngang sang năm sau thì e rằng không phù hợp. Chúng tôi đã có ý kiến lên Cục Thuế TP.HCM để nơi này có kiến nghị lên cấp trên” - lãnh đạo một chi cục thuế nói.
Theo vị lãnh đạo này, các hộ kinh doanh người Hoa rất ngại lên doanh nghiệp vì không rành chữ nghĩa, pháp luật. Hơn nữa họ kinh doanh trong những lĩnh vực ít sử dụng hóa đơn vì thường là bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Chưa kể họ muốn thuế giống như một khoản chi phí, mỗi tháng chỉ đóng gọn một khoản còn lại là lợi nhuận, pháp lý được giảm thiểu vì tất cả đã khoán.
Về vấn đề này, luật sự Trần Cẩm Chương cho rằng cần xem lại quy định vì không thể trong hai thời kỳ mà quan điểm thay đổi 1800 như vậy, người dân cảm thấy quyền lợi của họ không đảm bảo.
“Bộ Tài chính và nhà làm luật phải thống nhất quan điểm, không thể vì muốn tăng thuế mà sửa lại điều luật trái hoàn toàn với trước khiến người dân không yên tâm kinh doanh” - vị luật sư này nói.
Sáng 24-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, một số hộ khoán đã chuyển thành doanh nghiệp tư nhân tại chợ vải Soái Kình Lâm cho biết có những lợi ích nhất định khi chuyển thành doanh nghiệp, như thuận lợi hơn trong kinh doanh, có hóa đơn để bán cho các mối hàng công ty.
Tuy nhiên, trở ngại là không phải mặt hàng nào đầu vào cũng có hóa đơn chứng từ nên chỉ có thể xuất hóa đơn cho những mặt hàng mà đầu vào có chứng từ.
Tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong năm 2015 đạt gần 3,64 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM xin điều chỉnh Khu du lịch lấn biển Cần Giờ lên 1.080ha
Bịa ra 'công ty ma', dễ dàng lừa đảo hơn 1,3 tỉ đồng
Lộ file ghi âm đòi 150 triệu để 'hạ án tù', kiểm sát viên bị cách chức
Phê duyệt phân khu đô thị 2.600ha phía Tây thủ đô
Gói 30.000 tỷ đồng chỉ còn 20%
16 địa phương cấp thẻ căn cước công dân từ ngày 1-1-2016
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự UBND TP Hồ Chí Minh
Thanh tra tổ chức, cá nhân để doanh nghiệp gây ô nhiễm kéo dài
Thanh Hóa: Cán bộ xã chi sai tiền hỗ trợ người nghèo
Người lao động làm không quá 12 giờ mỗi ngày
Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu
Giới thiệu bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước
Kinh hãi 2,2 tấn vú heo thối tuồn từ Trung Quốc vào TP HCM
Từ 1.1.2016, trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý hình sự
Đi máy bay dùng xe lăn phải ký miễn trừ trách nhiệm
TPHCM vừa kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP tiếp tục áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm và dịch vụ công cộng tại khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư.
Tiến trình hội nhập sâu rộng cho thấy những bước ngoặt mà Việt Nam cần thay đổi để phát triển. Chúng ta cần chơi với những người giỏi hơn để có thể học hỏi.
Tàu ngầm Đà Nẵng sắp về VN
Khởi động lại đường bay Cần Thơ - Đà Lạt
Tiểu thương có thể nộp thuế qua bưu điện
Công nhận 17 xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là xã đảo
Cán bộ viện kiểm sát bị tố ‘qụyt’ tiền nhậu
Khởi tố tại tòa vụ đưa và nhận hối lộ gây thiệt hại hơn 600 tỉ đồng
Cà Mau mời Tân Hiệp Phát đến làm rõ vụ trà Dr. Thanh có cặn
Diêm dân Bến Tre lao đao vì giá muối liên tục sụt giảm
Thời kỳ mới của cây ca cao
Từ 1-1-2016, cải cách và đổi mới việc kiểm định ôtô
Xét xử vụ án gây thất thoát gần 2500 tỉ đồng ở Agribank Nam Hà Nội
Trà Dr.Thanh có cặn: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cuộc
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ thăm Trung Quốc từ 23 - 27/12/2015
Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu
Nâng cấp sân bay Nà Sản - Sơn La
Quý I/2016, TP.HCM cần 65.000 lao động
Khánh Hòa chưa đồng ý xây bến tàu Sông Cái
Tây nguyên mất gần 34.000ha rừng/năm
Sẽ kiểm tra dự án lấp vịnh Nha Trang
Đổ do trời, hành khách phản ứng hãng JetstarPacific
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự