Chính sách miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu đến Việt Nam chưa thật sự là giải pháp để thu hút khách du lịch

Nếu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam không chấp hành hiệu lệnh, người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2015 về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó rất nhiều hành vi bị nghiêm cấm thực hiện ở khu vực biên giới trên biển như: Xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới; nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; bay vào vùng cấm bay; bắn, phóng, thả các phương tiện bay có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, an toàn hàng không; hạ xuống các tàu thuyền, vật thể trái với quy định của pháp luật Việt Nam; quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm…
Công dân Việt Nam (trừ công dân có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới biển) vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh sĩ quan, Giấy chứng minh Quân đội, Giấy chứng minh Công an nhân dân (đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân); nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến khu vực biên giới biển hoặc đến các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hợp lệ và có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực), giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và giấy phép vào khu vực biên giới biển của công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc công an cấp tỉnh nơi đến cấp; trường hợp ở qua đêm phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú để đăng ký lưu trú tại công an cấp xã sở tại.
Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển phải có giấy giới thiệu của UBND cấp tỉnh; đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho công an, bộ đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ. Trường hợp người nước ngoài đi trong đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới biển, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan, tổ chức mời hoặc làm việc với đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho công an, bộ đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 12 giờ.
Theo Điều 9 Nghị định 71, hoạt động diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho đối tượng liên quan biết, đồng thời khi tiến hành phải thông báo bằng văn bản trước 10 ngày làm việc cho UBND và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, Cục Hàng hải Việt Nam, Hải đoàn Biên phòng (nếu các hoạt động trên diễn ra ở các vùng biển).
“Khi phát hiện người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành có quyền tiến hành kiểm tra, tạm giữ người, phương tiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam”- nghị định nêu rõ.
Lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc người, phương tiện vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển vào nội địa.
Khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển đã sử dụng tín hiệu yêu cầu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trong khu vực biên giới biển dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng người, phương tiện đó không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật. Trường hợp có người bị thương phải tổ chức cấp cứu; trường hợp có người chết phải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sở tại giải quyết theo quy định của pháp luật.
“Trường hợp truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, việc truy đuổi được tiếp tục ở ngoài ranh giới lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam và phải được tiến hành liên tục, không ngắt quãng; việc truy đuổi chấm dứt khi phương tiện đường thủy nước ngoài bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác”- Nghị định 71 quy định.
Chính sách miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu đến Việt Nam chưa thật sự là giải pháp để thu hút khách du lịch
“Người điều khiển môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 2-4 triệu đồng (tăng gấp 10 lần hiện nay); người có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở (mức 3) sẽ phạt tiền từ 14-16 triệu đồng thay vì mức 10-15 triệu đồng như trước; phạt tiền gấp đôi mức cũ nếu xe chở quá tải trên 150%, chủ phương tiện cá nhân vi phạm phạt từ 28-32 triệu đồng...”.
Việt Nam có 29.000 lao động trong ngành ứng dụng di động
Hơn 500 đảng viên bị kỷ luật trong một nhiệm kỳ ở Đà Nẵng
Kon Tum: Thêm 4 đặc sản được trao bằng xác lập kỷ lục
Cần quy định riêng tố tụng lao động
giải quyết tranh chấp
Lừa đảo qua mạng viễn thông
Cảnh sát Hồng Kông thông báo đã triệt phá một đường dây đưa lậu hơn 200 người Việt Nam vào Hồng Kông làm việc trong 12 tháng qua.
Môi trường hoạt động ở đây có phần “thông thoáng” hơn so với Hà Nội và Tp.HCM...
Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội chậm tiến độ không chỉ khiến các hộ sống lân cận dự án khổ sở vì ô nhiễm tiếng ồn và bụi, mà còn thường xuyên gây ra phiền toái cho người tham gia giao thông vì cảnh ùn tắc xảy ra như cơm bữa
Theo kết quả nghiên cứu, vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 420 km2, là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới.
Anh sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Bình Dương: Khởi tố 6 vụ án với 15 bị can tham nhũng
Việt Nam đăng cai diễn đàn Quản trị công Châu Á về đổi mới khu vực công
Tăng cường quan hệ Việt - Mỹ theo hướng thực chất hơn
Năm 2016: Cắt giảm 10% chi thường xuyên của các bộ, ngành
“Sau vụ việc Nguyễn Văn Sẻn đập phá, trấn lột công nhân tại Cty Vĩnh Hưng Đạt, Công an TP.Thủ Dầu Một chỉ đạo công an phường nắm bắt thông tin, báo cáo trực tiếp với tôi, tôi sẽ chỉ đạo giải quyết nhanh, không qua các bước thủ tục thông thường. Đây là đường dây nóng đặc biệt để giải quyết các vụ việc liên quan đến CN, DN.
Hàng trăm hécta rừng đầu nguồn gần thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ Đắk Nông) đã bị chặt phá, bao chiếm trái phép trong vài tháng gần đây, nâng tổng diện tích rừng do Cty TNHH MTV lâm nghiệp Gia Nghĩa quản lý bị “cạo trọc” lên tới 9.000ha. Tình hình nghiêm trọng đến mức, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông phải huy động cả Thanh tra Nhà nước, công an, kiểm lâm vào cuộc để điều tra, ngăn chặn và xử lý trách nhiệm của đơn vị chủ rừng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự