Nếu như ở Quảng Nam, Cù Lao Chàm - tức đảo Tân Hiệp - được du khách khắp nơi biết đến thì đảo Tam Hải lại im hơi lặng tiếng dù cảnh sắc, tiềm năng du lịch không hề kém cạnh

Dù Luật doanh nghiệp (DN) 2014 có nhiều nội dung cải cách mạnh về con dấu, nhưng thực tế các DN vẫn bị làm khó về con dấu, đặc biệt là những yêu cầu không có trong luật.
Người dân, đại diện doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo ngày 23-11 về việc thi hành Luật DN, Luật đầu tư 2014 sau năm tháng có hiệu lực (từ 1-7-2015).
Theo ông Nguyễn Hưng Quang - văn phòng luật sư NHQuang và cộng sự, mặc dù Luật DN cho phép DN được tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng nghị định 78/2015 lại yêu cầu DN phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN trước khi sử dụng.
Và trong thông báo mẫu con dấu, DN còn phải nêu “thời điểm có hiệu lực của con dấu”. Do đó, một số cơ quan đăng ký kinh doanh đã yêu cầu DN chỉ được đăng ký thời điểm có hiệu lực của con dấu sau 3 ngày kể từ ngày gửi thông báo mẫu dấu, nếu không sẽ không nhận hồ sơ thông báo.
“Thậm chí DN còn được hướng dẫn: chỉ được sử dụng con dấu khi mẫu dấu đã được đăng tải lên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia” - ông Quang cho biết. Chưa hết, nghị định 96/2015 lại không cho một số loại DN được tự chủ con dấu (như các DN được thành lập theo Luật công chứng, Luật luật sư, Luật kinh doanh bảo hiểm...) dù Luật DN không hạn chế. Theo ông Quang, những nghị định này không phải hướng dẫn mà là thay đổi hẳn nội dung, phạm vi áp dụng của luật.
Cũng theo ông Quang, Luật DN chỉ yêu cầu DN phải “thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh” khi thay đổi ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, nghị định 78/2015 lại yêu cầu “kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao biên bản họp hội đồng thành viên hoặc của đại hội cổ đông (với công ty cổ phần)...”.
Ông Quang cho rằng với quy định nêu trên, không tính trường hợp có người nước ngoài tham gia, việc đi lại, tổ chức hội họp đã làm phát sinh chi phí không nhỏ cho DN... Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu, thành viên soạn thảo Luật DN, lên tiếng trấn an rằng DN chỉ cần thông báo mẫu con dấu. Trường hợp sử dụng con dấu khi chưa thông báo, con dấu vẫn có hiệu lực, nếu có vi phạm cũng chỉ là vi phạm hành chính.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Cung - viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - bày tỏ băn khoăn khi cho rằng tổ thi hành Luật DN vừa được Thủ tướng ký quyết định 1672/2015 thành lập “về cơ bản là hành chính, trong bộ máy hành chính; nặng về cơ quan phối hợp, không phải là tổ tư vấn cải cách”.
Theo ông Cung, điều kiện thành công của tổ công tác này là cần lực lượng tham mưu, tư vấn có chuyên môn cao ngoài bộ máy hành chính, các chuyên gia độc lập với sự đam mê, nhiệt tình và sáng tạo. Đặc biệt, lãnh đạo tổ biết chấp nhận rủi ro, kể cả rủi ro chính trị và nghề nghiệp vì lợi ích chung.
Ông Bùi Anh Tuấn, cục phó Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch - đầu tư, cho biết sau 5 tháng Luật DN và Luật đầu tư mới có hiệu lực, cả nước đã có trên 40.800 DN được thành lập mới, tăng hơn 30% so với cùng kỳ 2014. Ngoài ra, đến nay đã có 52.000 mẫu con dấu được công khai trên hệ thống cổng thông tin đăng ký DN. Tuy nhiên theo ông Tuấn, trên 99% vẫn là mẫu dấu cũ, tròn.
Nếu như ở Quảng Nam, Cù Lao Chàm - tức đảo Tân Hiệp - được du khách khắp nơi biết đến thì đảo Tam Hải lại im hơi lặng tiếng dù cảnh sắc, tiềm năng du lịch không hề kém cạnh
Cần Thơ có hơn 1.500 gái mại dâm
Vingroup mua lại khu đất gần Trung tâm hội nghị Quốc gia
Vinamilk vào top 100 doanh nghiệp giá trị nhất ASEAN
1.000 đồng một kg táo Ninh Thuận
FPT lọt vào Top 300 châu Á
Hà Nội: Chuyển đổi gần 1.000 ha đất lúa sang đất dự án năm 2016
Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
TP.HCM phạt 15 đơn vị đào xới tái lập mặt đường “bầy hầy”
Gần 840 tỉ đồng xây dựng nút giao Mỹ Thủy
Quảng Ninh: Doanh thu từ du lịch tăng mạnh
3 siêu dự án giao thông tại Hà Nội đã làm đến đâu?
TPHCM: 10.000 tỷ đồng xây 2.500 căn nhà xã hội cho công nhân
Đề xuất xây sân golf ở huyện đảo Cần Giờ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường thăm làm việc tại châu Âu
5 tỉnh thành xuất khẩu cao đều nhờ doanh nghiệp FDI
Hàng giả tràn lan không chỉ khiến lòng tin người tiêu dùng giảm sút mà việc dẹp vấn nạn này cũng khó có thể thực hiện.
Tài sản trí tuệ có yếu tố nước ngoài tăng
Ông Thuận Hữu giữ chức chủ tịch Liên đoàn Các nhà báo ASEAN
Việt Nam đối mặt với El Nino kéo dài nhất lịch sử
Vẫn còn thu phí tiêu độc, khử trùng ô tô!
Hà Nội tiếp tục công khai danh sách 92 doanh nghiệp lỳ thuế
Ba cán bộ Điện lực Uông Bí tham ô chiếm đoạt gần 18 tỷ đồng
Thưởng Tết năm nay dự báo sẽ cao hơn năm ngoái
Tăng 5% lương, Chính phủ lấy nguồn từ đâu?
“Hô biến” bột ngọt Trung Quốc thành hàng hiệu
Cảnh sát cơ động bị đâm trọng thương khi chống đua xe
Thông báo này được cho là chính thức vì đã được lãnh đạo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đồng ý ký chấp thuận cho đăng phát để rộng đường dư luận khi sự việc chấp thuận cho 300 lao động Trung Quốc vào TP lình xình, gây bức xúc trong thời gian qua.
Ngành du lịch Việt Nam có nhiều ưu thế do nằm trong vùng Đông Nam Á - nơi đang phát triển nhanh nhưng lại bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước lân cận
Chiều 15/9, sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tổng Bí thư đề nghị Nhật Bản tiếp tục cấp ODA cho Việt Nam. Thủ tướng Nhật cam kết dành 100 tỷ Yên cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự