Việt Nam đề nghị Trung Quốc và ASEAN trao đổi thực chất về COC
Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ không muốn đặt căn cứ tại Việt Nam
Đại sứ Osius: Mỹ có thể tận dụng các dịch vụ ở cảng Cam Ranh
Người Việt mua gần 3 triệu chiếc xe máy mỗi năm

Không ít người đã chuyển tiền cho các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư - định cư ở Mỹ, Canada... nhưng rồi chỉ biết chờ và đi kiện.
Một chương trình hội thảo giới thiệu đi Mỹ đầu tư trực tiếp EB-5 đổi thẻ xanh vĩnh viễn của 36Visa phát trên mạng YouTube
Dịch vụ tư vấn đầu tư - định cư ở các nước Mỹ, Canada, Úc... chưa lúc nào công khai, nở rộ như vài tháng gần đây. Ngoài những quảng cáo “có cánh”, các lời hứa đảm bảo 100% có visa để đến những miền đất hứa, cũng đã xuất hiện nhiều hệ lụy khó lường...
Hàng loạt cuộc hội thảo đầu tư định cư, đầu tư Mỹ nhận “thẻ xanh”, “đầu tư thông minh vào các nước châu Mỹ, Caribê và châu Âu”, “đầu tư một lần quyền lợi vĩnh viễn cho thế hệ tương lai” tại Mỹ, Canada được các công ty môi giới tổ chức liên tục từ Hà Nội đến TP.HCM.
Thông tin từ các hội thảo cho biết muốn có thẻ xanh (thường trú nhân) tại Mỹ, chỉ cần đầu tư số tiền 500.000 USD (khoảng 11 tỉ đồng); muốn có thẻ tương tự ở Canada ngoài có tài sản trị giá 300.000 đôla Canada phải tặng thêm ít nhất 220.000 đôla Canada (gần 3 tỉ đồng) cho họ. Tại Úc, đầu tư theo Chính phủ chỉ định phải có vốn 5 triệu đôla Úc...
Phí dịch vụ: mỗi nơi, mỗi giá
18g ngày 7-8, nhiều người đã có mặt tại hội thảo “Đầu tư - định cư Mỹ, Canada, châu Âu, Caribê” do Công ty Harvey Law Group (gọi tắt HLG) - một công ty ở Canada có văn phòng đại diện tại Việt Nam tổ chức. Hầu hết là chủ doanh nghiệp và họ cho biết đã dự rất nhiều hội thảo về đầu tư định cư.
Một trong số họ nói: “Dự nhiều để xem tính khả thi của các dự án, mức chi phí ra sao để tính toán có nên đầu tư không. Và thật khó nghĩ khi các công ty đưa ra mức phí dịch vụ khác nhau”.
Tại hội thảo của HLG, sau khi nghe giới thiệu về các dự án: SkyRise Miami (Florida, Mỹ), thị thực khởi nghiệp doanh nhân ở Canada, đầu tư bất động sản ở đảo Síp châu Âu và Caribê, khách hàng không còn thời gian hỏi gì thêm.
Trao đổi riêng với khách hàng, nhân viên của HLG Tạ Thị Phương Thảo cho biết ngoài số tiền đầu tư 500.000 USD vào dự án ở Mỹ, nhà đầu tư còn phải đóng 50.000 USD phí quản lý dự án và 40.000 USD phí cho luật sư.
Phí luật sư có thể đóng ba giai đoạn, khi khách hàng ký hợp đồng làm hồ sơ: đóng 20.000 USD, khi có biên nhận của bộ di trú: đóng 10.000 USD và khi có thư chấp thuận của Chính phủ: đóng 10.000 USD nữa.
“Theo kinh nghiệm đã làm cho các khách hàng trước đây, tổng cộng tiền đầu tư và những khoản phí để làm hồ sơ là 610.000 USD. Đó là mức phí trung bình, ngoài ra còn tùy vào số lượng thành viên gia đình của nhà đầu tư” - Phương Thảo nói.
Khi chúng tôi băn khoăn mức phí quá cao, Phương Thảo trấn an “tỉ lệ thành công (được cấp thẻ xanh - PV) hiện tại của HLG là 100%. Có khách hàng nói đã trả cho đơn vị khác 10.000 USD nhưng hơn một năm rồi hồ sơ vẫn giậm chân tại chỗ nên đến với HLG”. Nếu không thành công, Phương Thảo khẳng định công ty sẽ hoàn trả 100% cho khách hàng.
Trước đó, ngày 30-7 chúng tôi đến văn phòng của công ty này tại tòa nhà Bitexco (Q.1, TP.HCM), nhân viên ở đây nói chắc như đinh đóng cột: “Hàng trăm khách hàng Việt Nam đã ra đi thành công nên tôi khẳng định tất cả những người đã ký hợp đồng với công ty chúng tôi đều chắc chắn hồ sơ được thông qua!”.
Để tìm hiểu thật kỹ về loại hình đầu tư - định cư đang nở rộ này, chúng tôi tìm đến Công ty Đầu tư quốc tế (gọi tắt NVS) có trụ sở đóng tại đường Ký Con (Q.1, TP.HCM). Cũng tự tin không kém HLG, hai nhân viên tư vấn của NVS cho biết họ đang xúc tiến định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, câu chuyện định cư Mỹ vẫn đang là mối quan tâm rất lớn của người Việt.
Họ tư vấn cặn kẽ: “Chương trình thí điểm khuyến khích vùng đầu tư dành cho các nhà đầu tư định cư hay còn gọi là EB-5 do Sở Nhập tịch và di trú Hoa Kỳ (USCIS) quản lý. Hiện tại có hơn 400 vùng khuyến khích đầu tư được liên bang chỉ định trên toàn nước Mỹ, trong đó hơn 90% trong số này tương đối mới. Do đó, các nhà đầu tư bỏ tiền để đầu tư vào vùng sẽ nhận được thẻ thường trú và sau này sẽ có quốc tịch Mỹ”.
Một cô nhân viên giải thích rõ thêm: “Mục đích của việc góp tiền đầu tư sang Mỹ của người Việt Nam để nhận được thẻ thường trú cho cả gia đình nếu con cái dưới 19 tuổi, và những đứa trẻ này sẽ được miễn phí học tập phổ thông tại Mỹ.
Nếu học đại học, chỉ cần nộp học phí bằng 1/3 so với du học sinh”. Không cao như mức phí của HLG, Công ty NVS chỉ thu của khách hàng 20.000 USD để thực hiện các dịch vụ cộng thêm 15.000 USD chi phí luật sư tại Mỹ.
Không được chấp thuận, khách hàng... trắng tay
Thắng, từng làm việc cho hai công ty tư vấn đầu tư - định cư khác nhau, cho biết hầu hết công ty làm dịch vụ tư vấn đều do người Việt Nam đứng tên. Họ chỉ làm một việc duy nhất là nhận hồ sơ của khách hàng, thực hiện một vài thủ tục sau đó giới thiệu với phía nước ngoài để hưởng hoa hồng “khủng” trên tổng chi phí.
Thông thường các công ty thu 30.000 đôla/khách hàng thì được hưởng khoảng 10.000 đôla. “Các công ty tư vấn không hề có cam kết trên giấy trắng mực đen khi đóng tiền đầu tư sẽ được đi định cư. Họ cũng không quan tâm đến việc tiền đầu tư có được hoàn trả hay chuyện chuyển tiền ra nước ngoài có hợp pháp hay không, nên nếu hồ sơ không được chấp thuận thì khách hàng coi như trắng tay!” - Thắng nói.
Và trường hợp của bà Lê Tấn Thị Việt Thanh (45 tuổi, ngụ ở Q.6, TP.HCM) là một điển hình. Tháng 3-2008, bà Việt Thanh tham dự một hội thảo về cơ hội đầu tư vào Canada do Công ty cổ phần GSVN Lá chắn và màu xanh Việt Nam (tên mới là Công ty cổ phần di trú quốc tế IMG, trụ sở tại 2 Ngô Quyền, lầu 8, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Văn phòng đại diện tại số 8 Nguyễn Huệ, tầng 4, Q.1, TP.HCM) tổ chức. Công ty này đã tư vấn cho bà Việt Thanh ký hợp đồng dịch vụ xin visa để đi đầu tư ở Canada. Đương nhiên theo hợp đồng thì IMG có trách nhiệm làm thị thực định cư tại Canada cho bà Việt Thanh. Thế nhưng...
Nộp tiền và chờ mất
Sau khi ký hợp đồng, bà Việt Thanh chuyển tiền cho công ty năm đợt tổng cộng 39.000 USD và 8.400 CAD. Tháng 8-2008, bà Việt Thanh tiếp tục nhận thông báo chuyển 135.000 CAD trực tiếp cho Chính phủ Canada nhưng bà không thể thực hiện được vì ngân hàng tại Việt Nam không cho chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Sau đó, bà Việt Thanh nhận được yêu cầu khẩn thiết chuyển tiền và bà cũng không thể chuyển tiền đi được. Bà Việt Thanh yêu cầu IMG chuyển giùm thì công ty không chuyển. Đến tháng 9-2008, bà Việt Thanh chính thức nhận được thông báo từ công ty rằng Chính phủ Canada từ chối hồ sơ của bà.
Từ đó đến nay công ty không thanh lý hợp đồng cho bà Thanh dù nhiều lần bà yêu cầu. Không đòi được tiền, bà Thanh đã làm đơn khởi kiện ra tòa dân sự TAND TP Hà Nội. Hai bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên buộc Công ty IMG phải trả cho bà Thanh số tiền mà công ty đã nhận kèm lãi suất quá hạn.
Bản án phúc thẩm ngày 15-4-2013 cho rằng khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bà Thanh, Công ty IMG đã không tư vấn cho bà Thanh việc xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài nên bà Thanh không thể thực hiện được việc chuyển tiền. Tòa cho rằng căn cứ vào quy định tại khoản 2, điều 411 của Bộ luật dân sự thì lỗi thuộc về Công ty cổ phần di trú quốc tế IMG. Bởi vậy tòa buộc Công ty IMG phải có trách nhiệm thanh toán cho bà Thanh tổng số tiền 974 triệu đồng.
Công ty không chịu trả lại tiền
Sau khi bản án có hiệu lực, bà Việt Thanh yêu cầu IMG thi hành bản án và thanh toán tiền nhưng IMG không chịu trả. Đến nay, hai năm sau khi bản án có hiệu lực và sau nhiều lần yêu cầu thi hành án, cuối cùng Chi cục Thi hành án Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội) trả lại đơn yêu cầu thi hành án của bà Thanh với lý do “tài khoản của công ty không có tiền, công ty chỉ hoạt động dịch vụ nên không có tài sản để thi hành án”.
“Tôi rất mệt mỏi bởi đã tin tưởng IMG, nhưng họ không thực hiện được đúng cam kết nên tôi phải kiện ra tòa. Bản án đã có hiệu lực nhưng IMG vẫn không thi hành án và nhởn nhơ kiếm tiền của những người khác. Tôi thật sự rất bức xúc” - bà Việt Thanh nói. Bà cho biết công ty này vẫn đang hoạt động và tiếp tục giới thiệu nhiều chương trình đầu tư định cư ở nước ngoài. Không biết ai sẽ là nạn nhân tiếp theo...
IMG: không có trường hợp nào nộp thẳng cho Chính phủ Canada
Sáng 31-7, chúng tôi đến Công ty IMG ở phố Ngô Quyền, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội để tìm hiểu dịch vụ tư vấn đầu tư định cư. Bà Nguyễn Thụy Hồng Vân - chuyên viên khách hàng của IMG - cho biết trong khoảng ba năm trở lại đây, công ty không nhận hồ sơ xin visa vào Canada nữa.
Bà Vân kể trước năm 2009, tỉ lệ đậu visa định cư ở Canada rất cao vì ít hồ sơ. Chúng tôi hỏi trước đây IMG lấy phí bao nhiêu đối với khách hàng muốn định cư ở Canada, bà Vân cho biết IMG chỉ lấy một phần phí như phí kiểm định, phí nọ phí kia. Còn tiền nộp cho Chính phủ Canada, khi phỏng vấn thành công mới nộp.
“Thường thì chỉ nộp thông qua bên tôi nhưng nếu nộp thẳng thì cứ tự nhiên. Nhưng không có trường hợp nào nộp thẳng cả” - bà Vân giải thích.
Bà Vân cho biết trước đây nhiều người muốn đi Canada, còn bây giờ người ta chuyển sang Mỹ hết vì tỉ lệ đậu cao hơn nhưng phải đầu tư lớn hơn. Ví dụ, theo diện visa đầu tư (EB-5) thì phải có ít nhất 750.000 USD (tính cả các khoản chi phí dịch vụ - PV).
Bà Vân khoe nếu yêu cầu bên Đại sứ quán Mỹ giới thiệu công ty tư vấn định cư đi Mỹ, chắc chắn họ sẽ giới thiệu đến IMG vì chúng tôi rất có uy tín. Bà Vân khoe khách hàng nhiều đến nỗi IMG không quan tâm đến việc cạnh tranh với những công ty khác. “Bên chị đã nhận rồi thì cho đến thời điểm này chưa có trường hợp nào bị từ chối.
Có trường hợp bị các công ty khác từ chối đã chuyển sang công ty chị làm tư vấn. Nếu không chắc thì không nhận” - bà Vân khẳng định. “Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, bên chị không lấy một xu nào, kể cả bên Mỹ cũng thế. Chỉ có Sở Nhập tịch và di trú Hoa Kỳ thu đúng 1.500 USD phí xem xét hồ sơ” - bà Vân nói thêm.
Bà Vân cho biết IMG lấy phí tư vấn visa EB-5 đi Mỹ là 33.000 USD, trong khi các công ty khác lấy rẻ hơn khoảng 25.000 USD. “Phí dịch vụ của IMG là cao nhất vì uy tín của công ty rất lớn và tỉ lệ thành công cao hơn tất cả công ty khác, đến 99%” - bà Vân khẳng định.
Việt Nam đề nghị Trung Quốc và ASEAN trao đổi thực chất về COC
Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ không muốn đặt căn cứ tại Việt Nam
Đại sứ Osius: Mỹ có thể tận dụng các dịch vụ ở cảng Cam Ranh
Người Việt mua gần 3 triệu chiếc xe máy mỗi năm
Lãi suất tín dụng đầu tư sẽ dựa trên chi phí huy động vốn, có tính đến yếu tố ưu đãi
Mặt bằng lãi suất hiện khá hợp lý
TP.HCM chấp thuận một số dự án nhà ở và Trung tâm thương mại
Hà Nội: Điều chỉnh giá đất bồi thường, tái định cư một số vị trí ở quận Tây Hồ
Sản lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu năm 2016 của ĐBSCL giảm
Nghêu rớt giá thê thảm
Đạm Cà Mau: Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng phân bón
EVN: Huy động cao nhiệt điện than và tua bin khí
Đại sứ Ted Osius cho biết Tổng thống Obama rất xúc động trước sự chào đón nồng hậu của người dân Việt Nam.
Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Ngày hội việc làm – Career Fair 2016 do Hội sinh viên Khoa KT&KDQT ĐH Ngoại thương tổ chức, Phỏng vấn nghiệp vụ mô phỏng cho phép các bạn sinh viên lần đầu tiên có cơ hội cọ sát với môi trường phỏng vấn thực tế, và đặc biệt là có cơ hội được tuyển dụng ngay từ 2 doanh nghiệp: Ngân hàng HSBC và Công ty Kiểm toán Mazars Việt Nam.
Người Việt chi 3 tỷ USD mỗi năm cho con đi du học
Việt Nam tung tiền mặt để tăng tốc giải quyết nợ xấu
Pháp: đường dây buôn ngà voi liên quan đến người Việt
Ấn Độ muốn bán tàu chiến mang tên lửa BrahMos cho Việt Nam
Sau 21 năm bình thường hóa, quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả và ổn định. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Chính phủ thúc giục giải ngân 22 tỷ USD vốn ODA còn tắc
Hai dự án điện mặt trời gần 1 tỉ USD
Lập tổ công tác đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Tổng thống Putin tặng Huy chương Hữu nghị cho hai cán bộ dầu khí Việt Nam
Đã giải ngân 1.850 triệu USD vốn ODA trong 6 tháng đầu năm
Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia hoàn toàn không có xung đột
Việt Nam và Lào duy trì lập trường chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Công ty quốc phòng Anh quan tâm đến Việt Nam
Bí thư Thăng tiếp tục kêu gọi cơ chế đặc thù cho TP HCM
Sắp có 5 đợt tăng giá viện phí liên tục
Đề nghị thí điểm 100 xe taxi chạy bằng điện trên địa bàn TPHCM
Ngân hàng Phát triển VN sẽ hoạt động theo nguyên tắc thị trường?
Ngân hàng nào sẽ bị ảnh hưởng “nặng” nhất do Thông tư 06?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự