Chính phủ điện tử: Việt Nam xếp thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á
Cải cách hành chính Thuế giúp giảm chi phí trên 7000 tỷ đồng/năm
Doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn 2.870 tỷ đồng
Hải quan Hà Nội hợp tác với UNODC về phòng chống rửa tiền

"Nhà nước phải có trách nhiệm giải trình. Có nghĩa là phải có ai đó, có tên tuổi, có đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định của mình gây ra...”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Tại Diễn đàn "Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững" tổ chức ngày 7/4, bà Pratibh Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang đứng trước áp lực lớn. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng vẫn còn đến 66% dân số là người nghèo và cận nghèo, làm việc trong khu vực phi chính thức. Theo bà, khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sẽ tác động lớn đến những đối tượng này.
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, 30 năm vừa qua Việt Nam đã cố gắng rất nhiều, có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chỉ đủ để ra khỏi ngưỡng nghèo và bước vào ngưỡng trung bình thấp.
"Phải nhớ rằng chúng ta xuất phát thấp nên tăng trưởng 1-2% là dễ dàng. Với các nước công nghiệp hóa cao thì 1% của họ bằng mấy chục phần trăm của mình. So với các nước xung quanh như Thái Lan, Việt Nam phải tăng trưởng 2% mới tương đương với 1 % tăng trưởng của họ”, bà Lan nêu.
Bà cũng cho biết, nhìn lại có thể thấy xuất nhập khẩu và FDI là 2 động lực tăng trưởng chính của Việt Nam chứ chưa phải là khu vực kinh tế trong nước. Việt Nam đang dựa nhiều vào xuất khẩu như một động lực quan trọng của tăng trưởng. Xuất nhập khẩu cộng lại tương đương 170% GDP.
Một động lực phát triển khác là giáo dục. Những năm gần đây, giáo dục là một đại vấn đề, bức xúc của các công dân Việt Nam. Nhưng nếu nhìn thành tựu của giáo dục, theo chỉ số đánh giá thì Việt Nam ở mức gần như tương đương với trung bình của các nước tiên tiến trên thế giới, cao hơn Indonesia, Brazil. Thậm chí theo chỉ số, Việt Nam cao hơn Mỹ nhưng người Việt Nam lại đang khao khát sang Mỹ tìm kiếm nền giáo dục.
“Chúng ta tự hào vì đổi mới mang lại cho Việt Nam thành nước có mức thu nhập trung bình nhưng là trung bình thấp, cùng một thời gian 30 năm nhưng Hàn Quốc đã từ một nước nghèo thành một nước giàu. Họ chỉ cần đến 30 năm đã làm được điều đó”, bà cho hay.
Năng suất lao động suốt từ 2001- 2013 năng suất đi theo chiều ngang hoặc xuống, ở thời đại công nghệ nhưng năng suất Việt Nam lại như vậy, đây là vấn đề ở cấp độ doanh nghiệp, ngành phải xem lại.
Chúng ta tự hào xuất khẩu nhiều, nền kinh tế mở, nhưng chỉ có 36% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị. Liên kết ngược xuôi giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp.
Trước những vấn đề đó, bà cho biết “Việt Nam 2035 khát vọng hướng tới sự thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”.
Để đạt được mục tiêu đó cần dựa trên 3 trụ cột chính là thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường.
Theo bà, mô hình phát triển của Việt Nam trong những năm vừa qua dựa nhiều vào vốn, quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, doanh nghiệp nhà nước là động lực chính cho sự phát triển thì không thể có sự phát triển cao và bền vững được.
“Hệ quả 30 năm qua là đất nước với một môi trường suy thoái, tài nguyên đào bới gần hết để xuất khẩu thô. Khi Việt Nam có nhà máy lọc dầu Dung Quất thì cũng là lúc dầu thô cạn kiệt, bây giờ phải nhập khẩu từ bên ngoài”, bà nêu.
Công bằng và hòa nhập là trụ cột thứ hai. Theo bà, mặc dù thời gian qua Việt Nam được biểu dương thực hiện khá tốt 8 mục tiêu thiên niên kỷ, có tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng 66% dân số vẫn cận nghèo. Hơn nữa, xóa đói ở Việt Nam, năm nay ra khỏi nghèo, năm sau lại vào. Có những nơi chia nhau để năm này gia đình này được hưởng, năm sau lại đến lượt gia đình khác. Nếu không có sự công bằng sẽ có sự phân hóa giàu nghèo, vùng miền ngày càng lớn.
Trụ cột thứ 3 là nhà nước có trách nhiệm và năng lực giải trình.
“Suy cho cùng muốn đạt được những điều trên phải cải cách thể chế. Trong thể chế chúng tôi nhấn mạnh đến năng lực dễ dẫn dắt đất nước phát triển lên. Nhà nước phải có trách nhiệm giải trình trước dân. Có nghĩa là phải có ai đó, có tên tuổi, có đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định của mình gây ra những vấn đề cho đất nước. 30 năm vừa qua có rất nhiều vấn đề, ví dụ như môi trường, ai chịu trách nhiệm đây? Bộ Tài nguyên Môi trường ư? Đây là một khái niệm chung chung. Hay cả những vụ tham nhũng nhưng ai là người chịu trách nhiệm, phần nhiều xử lý chỉ ở cấp thấp nhưng những vấn đề nghiêm trọng phải xử lý ở cấp cao hơn...”, bà Lan nói.
Chính vì thế bà cho rằng cần phải tạo năng lực cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, chính sách so với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước.
Theo Infonet
Chính phủ điện tử: Việt Nam xếp thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á
Cải cách hành chính Thuế giúp giảm chi phí trên 7000 tỷ đồng/năm
Doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn 2.870 tỷ đồng
Hải quan Hà Nội hợp tác với UNODC về phòng chống rửa tiền
Đầu tư cụm công nghiệp hàng chục tỷ rồi “đắp chiếu”
Thủ tướng đồng ý xây cầu Cát Lái hơn 5.700 tỉ đồng nối Tp.HCM với Đồng Nai
Nhiều doanh nghiệp “gục ngã” do tồn kho
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Điều hành lãi suất năm nay rất khó!
Điều hành tốt chính sách tiền tệ đến cuối năm 2016
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững
Công tác bổ nhiệm cán bộ có lỗ hổng nên “con voi chui lọt lỗ kim”
Bắt tạm giam Phó TGĐ Công ty đa cấp lừa đảo chiếm đoạt 300 tỷ đồng
Việt Nam có thể cho mở thí điểm cá cược bóng đá
Mỗi ngày TP.HCM nhập cả trăm tấn xoài tí hon Trung Quốc
Thanh toán phi tiền mặt ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Lương tăng chậm nhất trong một thập kỷ, doanh nghiệp vẫn lo kiệt quệ
Bán vườn cao su khi giá mủ đang tăng
Còn hơn 40.000 thùng C2, Rồng Đỏ nhiễm chì chưa được thu hồi
Giá hành tím Sóc Trăng tăng gấp 4 lần
Hàng giả đầy chợ Bến Thành
Trái cây nội địa “điêu đứng” vì… bị nghi là hàng Trung Quốc
Phú Yên gặp khó trong phát triển cụm công nghiệp
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc kêu gọi 'chiến tranh nhân dân trên biển'
Dân miền Tây đua nhau trồng giống xoài Đài Loan
Chuyển động chính sách “nắn” dòng FDI
Điều chỉnh cục bộ ô quy hoạch thuộc dự án Khu ĐTM Tây Nam Hà Nội
Huy động hơn 22 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong tháng 7
Hà Nội phấn đấu nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI
Nhật giúp Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải
Điều gì xảy ra nếu “cởi trói” nhập khẩu ô tô nguyên chiếc?
32 người Việt cư trú bất hợp pháp bị tạm giữ tại Campuchia
Đầu tư dự án Đường 991B
Người Việt ưu tiên tiết kiệm tiền bạc, tuy nhiên họ cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản mục lớn.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế
Kinh tế có nhiều yếu tố tích cực trong trung và dài hạn
Hà Nội: Nợ thuế, trốn thuế cao nhất nước vẫn không công khai tên doanh nghiệp
Bộ Tài chính đề xuất xóa gần 8.000 tỷ đồng nợ thuế
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Tập đoàn Mường Thanh có 15/47 công trình vi phạm PCCC
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự