Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại VN thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.

Việt Nam bất ngờ hạ lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 3 năm qua nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước công bố hạ 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành xuống 6,25%/năm và hạ lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm hôm thứ Sáu. Thay đổi này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ thứ Hai (10/7).
"Lần cắt giảm lãi suất này sẽ giúp chi phí vay tiền của doanh nghiệp và cá nhân rẻ hơn, vì vậy sẽ thúc đẩy nhu cầu vay tiền và nhu cầu tiêu dùng", ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn và tiền tệ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết. "Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn dựa nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Chúng tôi cũng cần chú ý đến các khoản vay này sẽ được dùng vào mục đích gì để tránh việc gia tăng nợ xấu".
Việc nới lỏng chính sách tiền tệ lần này đến sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam nên giữ nguyên lãi suất, nhấn mạnh việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng. Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương do tốc độ cải cách ngành ngân hàng chậm, IMF cho biết.
Ngân hàng Nhà nước cho biết động thái này nhằm giúp tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng tăng trưởng vẫn thấp hơn mức mục tiêu của chính phủ là 6,7%. Lạm phát hàng năm đã giảm xuống còn 2,54% vào tháng Sáu, mức tăng chậm nhất trong gần một năm qua.
Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách trong hệ thống ngân hàng kể từ năm 2012, sau đợt bùng nổ cho vay khiến nợ xấu gia tăng. Ngân hàng Nhà nước vào năm 2013 đã thành lập công ty VAMC để mua lại nợ xấu ngân hàng. Các khoản nợ xấu từ mức 17% vào thời điểm đó đã giảm xuống 2,6% tính đến tháng Ba và dự kiến sẽ vẫn giữ ở mức dưới 3%.
Tăng trưởng 'khôn ngoan'
"Chính phủ đã dành thời gian để ổn định nền kinh tế và giờ đây tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định, thuận lợi cho chính sách nới lỏng tiền tệ để tạo ra tăng trưởng", Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển nói.
"Tuy nhiên, cần cẩn trọng hơn với tăng trưởng tín dụng nóng và dòng chảy tín dụng nhằm tránh bong bóng trên thị trường bất động sản, chứng khoán và lạm phát tăng nhanh, vốn đã từng xảy ra trong quá khứ", ông nói.
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 18%. Hệ thống ngân hàng cũng có khoảng 345 nghìn tỷ đồng nợ xấu (15,2 tỷ USD) chưa được xử lý tính đến cuối năm 2016.
Tháng trước, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng. Theo đó, ngân hàng được nới lỏng việc bán các khoản nợ xấu và tài sản thế chấp hơn mức hiện hành, qua đó đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Ngay cả khi cắt giảm lãi suất, mục tiêu tăng trưởng của chính phủ vẫn khó đạt được bởi thương mại đang trên đà giảm tốc, Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ cho biết. ANZ gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống 6% từ mức 6,4%.
"Dù tăng trưởng xuất khẩu vẫn tăng, nhưng thâm hụt thương mại đã xuất hiện trở lại trong năm nay, đồng nghĩa rằng đóng góp của thương mại đối với tăng trưởng chung sẽ thấp hơn", Victorino cho biết.
Trường Văn
Theo nhicaudautu.vn
Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại VN thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.
Nhiều doanh nghiệp (DN) đã lập mô hình sàn giao dịch vận tải để kết nối nhu cầu di chuyển, vận tải hàng hóa liên tỉnh nhằm tăng hiệu quả, giảm lượng xe trên đường, giảm ô nhiễm...
Tạp chí CAP’IDF số 61- tháng 6 năm 2017 của Liên đoàn giới chủ Pháp vùng Ile de France (MEDEF Ile de France) có buổi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam- Trần Tuấn Anh xoay quanh vấn đề này.
Quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI có thể khiến Việt Nam có hai nền kinh tế và khó thoát khỏi mô hình kinh tế gia công với nhiều hệ lụy.
Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu nhà nước đặt ra buộc các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây được coi là công cụ quản lý nền kinh tế, là nội dung không thể thiếu ở mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế và môi trường pháp lý riêng của quốc gia mình. Việc tìm hiểu pháp luật về điều kiện kinh doanh của các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết để có thể rút ra bài học kinh nghiệm đáng quý trong quá trình xây dựng pháp luật về nội dung này ở Việt Nam.
Pháp luật về điều kiện kinh doanh của MỹPháp luật về điều kiện kinh doanh của Singapore
Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành kinh tế. Nông nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian dài, giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp từ 25% đến 30% GDP. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp suy giảm liên tục trong những năm qua. Tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này là nội dung tác giả đề cập trong bài viết.
Tỉ lệ 10 doanh nghiệp khai sinh thì 9 doanh nghiệp khai tử là minh chứng cho thế yếu nhiều mặt của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Với lợi thế đường bờ biển dài, các khu kinh tế miền Trung có những thế mạnh cơ bản để phát triển trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn mạnh dựa trên nền tảng cảng biển - du lịch.
Dù cho động cơ thu hẹp chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và liên minh châu Âu có khác Trung Quốc, tất cả đều có một điểm chung là ảnh hưởng đến Việt Nam.
"Nợ xấu lớn trong hệ thống ngân hàng vẫn nằm đó có nghĩa là nền kinh tế vẫn phải dùng nguồn lực khan hiếm để nuôi. Đây là gánh nặng lớn nhất đang kéo tăng trưởng đi xuống", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự