Kế hoạch vay trong nước cũng như phát hành trái phiếu quốc tế có thể giải quyết bài toán trước mắt, song lại dồn căng thẳng vào tương lai.

Ngân hàng HSBC hôm nay (14/10) công bố kết quả khảo sát Chuyên gia Nước ngoài (Expat Explorer survey) mới nhất năm 2015.
Việt Nam đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng
Theo kết quả khảo sát này, Việt Nam đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng, sau một số nước như Thái Lan, Anh, Nhật Bản và đứng trước Trung Quốc, Philippines, Pháp.
Về kinh tế, Việt Nam đứng thứ hạng 21/39 trong bảng xếp hạng , nhưng đứng thứ 5 khi nói về khả năng tiết kiệm của các chuyên gia nước ngoài.
Phần lớn các chuyên gia nước ngoài cho rằng so với đất nước của họ có cuộc sống dễ chịu hơn tại Việt Nam khi có thể chi tiêu ít hơn cho chi phí nhà cửa (62%), đi lại (73%), quần áo (68%), hàng hóa nhu yếu phẩm (62%), những dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại (70%) và các loại hóa đơn (77%). Họ cũng có khả năng tiết kiệm được nhiều hơn (68%) khi sống tại Việt Nam.
51% chuyên gia nước ngoài cho rằng công việc của họ được đáp ứng tốt hơn tại Việt Nam so với quê nhà. 62% cho rằng tại Việt Nam, họ có đủ khả năng để thuê người giúp việc, trông trẻ, điều mà họ không thể thực hiện khi sống tại quê nhà, và có thể tận hưởng những kỳ nghỉ cao cấp (52%), so với con số chỉ 28% và 36% các chuyên gia trên toàn cầu.
Cuộc khảo sát nhận được 21.950 người tham gia chia sẻ quan điểm về những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống ở nước ngoài bao gồm nghề nghiệp, điều kiện tài chính, chất lượng cuộc sống và mức độ thoải mái khi ổn định cuộc sống đối với những cặp vợ chồng và con cái. Có tổng cộng 39 quốc gia đủ chuẩn được xếp hạng trong khảo sát này. Việt Nam xếp hạng 25, đứng sau một số quốc gia châu Á như Đài Loan, Hồng Kong, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Nhật Bản.
Về trải nghiệm, Việt Nam xếp hạng 22 trong bảng xếp hạng, nhưng đứng thứ 2 về khả năng kết bạn. 56% chuyên gia nhận thấy họ hòa nhập nhanh vào cuộc sống và văn hóa của người bản xứ, và phần lớn các chuyên gia nước ngoài cảm thấy dễ dàng kết bạn mới tại Việt Nam (68%).
Ổn định cuộc sống tại Việt Nam cũng tương đối dễ dàng, với 36% các chuyên gia cảm nhận như đang ở nhà ngay khi hoặc trong vòng sáu tháng sau khi chuyển đến Việt Nam. Phần lớn các chuyên gia nước ngoài cũng tận hưởng việc hòa nhập vào vào Việt Nam (61%), thưởng thức và nấu các món ăn Việt Nam (78%).
Về gia đình, Việt Nam xếp thứ hạng 31 trong bảng xếp hạng. Gần một nửa các chuyên gia nước ngoài (43%) cho rằng chi phí chăm sóc trẻ em tại Việt Nam ít đắt đỏ hơn tại quê nhà, và hầu hết các chuyên gia nước ngoài (74%) gửi con cái của họ đến các trường quốc tế.
Singapore là điểm đến tốt nhất cho các chuyên gia nước ngoài.
Theo kết quả khảo sát, Singapore là điểm đến tốt nhất cho các chuyên gia nước ngoài. 28% chuyên gia nước ngoài tại Singapore có thu nhập hàng năm nhiều hơn 200.000 đô la Mỹ, so với chỉ 13% số chuyên gia nước ngoài trên toàn cầu. 59% chuyên gia cho rằng quốc đảo này là nơi phù hợp để phát triển sự nghiệp và 79% tự tin về nền kinh tế Singapore.
Nhìn chung, 67% chuyên gia nước ngoài cho rằng Singapore mang lại một chất lượng cuộc sống tốt hơn so với đất nước của họ và 65% chuyên gia là những bậc cha mẹ cho rằng sức khỏe và hạnh phúc của con cái được cải thiện kể từ khi họ chuyển đến đất nước này.
Khảo sát cho thấy, các chuyên gia nước ngoài ở Trung Đông nhận được phúc lợi tốt nhất. Trợ cấp y tế và sức khỏe (70% các chuyên gia trong khu vực nhận được những tiện ích này), trợ cấp chi phí máy bay và nghỉ dưỡng thường niên tại quê nhà (67%), và trợ cấp ăn ở (60%) là tất cả những gì được cung cấp như một phần trong hợp đồng của các chuyên gia nước ngoài tại khu vực này, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Thụy Điển là nơi tốt nhất cho cuộc sống của các chuyên gia nước ngoài có gia đình. Các bậc cha mẹ là chuyên gia nước ngoài ở Thụy Điển đánh giá cao tiện ích chăm sóc trẻ em – với 79% cho rằng nó tốt hơn so với đất nước của họ – thuận tiện trong việc thu xếp giáo dục cho con cái (67%), và chi phí phù hợp với khả năng (77%). Nhìn chung, 79% các bậc cha mẹ cho rằng chất lượng cuộc sống của con cái tốt hơn kể từ khi sống ở đây.
Danh sách những điểm đến hàng đầu cho các chuyên gia muốn tập trung vào kinh tế, trải nghiệm cuộc sống và gia đình
Kế hoạch vay trong nước cũng như phát hành trái phiếu quốc tế có thể giải quyết bài toán trước mắt, song lại dồn căng thẳng vào tương lai.
Trong năm 2016, lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhất sẽ là chế tạo, bất động sản, cơ sở hạ tầng.
Theo quy định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị, Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, trong giai đoạn 2004-2014 thực hiện: (i) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giao cho Ban quản lý rừng quản lý và đất các nông, lâm trường sử dụng để thực hiện nhiệm vụ công ích, không thực hiện kinh doanh; (ii) Cho thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất nông, lâm nghiệp giao cho các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, số tiền thu được từ việc thoái vốn tại 10 doanh nghiệp dứt khoát phải được đầu tư trở lại chứ không phải dùng vào mục đích chi thường xuyên hay đầu tư một cách vô bổ.
Nói đến Mỹ là nói đến tính Sáng tạo, Dịch vụ tốt; nói đến Ý là nói đến sự Xa xỉ, Phong cách. Còn nói đến Việt Nam, tôi chỉ nghĩ đến tính Truyền thống như nón bài thơ, áo dài... – sếp công ty định giá thương hiệu Brand Finance cho biết.
Một thỏa thuận thương mại tự do như TPP không phải là sự thay thế cho một chiến lược kinh tế toàn diện nào đó.
20 năm Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN và giờ đây, không cẩn thận Việt Nam sẽ bị 3 quốc gia còn lại vượt lên.
Liệu có phải là ngẫu nhiên khi trong 2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Campuchia trong nửa đầu năm 2015, có tới 21% là khách đến từ Việt Nam?
“Chúng ta đừng mơ đến câu chuyện thần kỳ nữa. Khi chúng ta hội nhập tức là chúng ta bám vào thế giới, mà thế giới không còn chuyện thần kỳ nữa thì Việt Nam cũng như thế”, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt nhấn mạnh.
Giáo sư Phan Văn Trường cho rằng Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem đến cho kinh tế Việt Nam cả cơ hội lẫn thử thách, khó khăn. Muốn vượt qua điều đó chỉ có cách nền kinh tế, doanh nghiệp trong nước phải phát huy được nội lực chính mình.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự