Trên đây là nhận định của GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) trong cuộc trao đổi với chúng tôi về việc nhiều doanh nghiệp FDI đòi hỏi có được những ưu đãi riêng.

Giá dầu vào cuối phiên giao dịch sáng 16-12 trên thị trường châu Á đang dao động dưới ngưỡng 37 USD/thùng. Thị trường đã tạm hồi phục đôi chút sau đợt giảm dữ dội các phiên trước đó.
Đáng kể nhất là phiên đầu tuần 14-12, giá dầu đã chạm tới mức 34,53 USD/thùng, là mức giá thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008.
Theo đánh giá của các chuyên gia xăng dầu, giá dầu vẫn giảm triền miên dù được cho là đã về mức rất thấp do các nguyên nhân cơ bản vẫn chưa hề mất đi.
“Các nước xuất khẩu vẫn buộc phải khai thác thêm thật nhiều, tăng số lượng để bù mức doanh thu giảm vì giá khiến dầu cứ thế trào lên nhiều hơn. Ở chiều ngược lại, cầu chưa thể một sớm một chiều bật dậy vì nền kinh tế cần những khoảng thời gian nhất định, sớm nhất cũng phải tính bằng nửa năm trở lên” - TS Nguyễn Hồng Nga, phó khoa kinh tế Đại học Kinh tế - luật TP.HCM, nhận định.
Theo nhìn nhận của Ngân hàng ANZ, việc Trung Quốc có chiều hướng tăng mua vào để tận dụng giá thấp cũng không cứu vãn được nhiều trước sức cung như vậy.
Theo TS Nguyễn Hồng Nga, giá dầu lao dốc bất thường đang đặt ra thách thức lớn cho cả xuất và nhập khẩu mặt hàng này ở VN.
“Việc DN nhập khẩu xăng từ Singapore về VN có hưởng lợi hay không còn tùy vào thời điểm chốt hợp đồng cũng như khối lượng mua từng đợt và lợi hay hại là chưa chắc chắn. Điều chắc chắn là xuất khẩu dầu thô của VN chịu thiệt hại và sẽ ảnh hưởng nhiều tới ngân sách”, ông Nga nhận định.
Còn theo chuyên gia Marc Djandji - Công ty chứng khoán VPBank, giá dầu hạ tác động tích cực tới VN ở khía cạnh giữ lạm phát ở mức thấp trong tầm kiểm soát song đang tác động khá nghiêm trọng tới ngân sách quốc gia của VN.
“Ước tính sơ bộ dầu giảm 1 USD, ngân sách VN mất khoảng 46,1 triệu USD. Ngân sách VN vẫn đang phải dựa rất nhiều vào xuất khẩu và nhập khẩu tài nguyên, trong đó xăng dầu chiếm tỉ trọng lớn”, ông Marc nói.
Với giá dầu thô giảm mạnh thời gian qua, xăng nhập khẩu từ Singapore cũng giảm theo tương ứng và hiện nằm quanh khoảng 53 USD/thùng, tương đương 7.500 đồng/lít nếu tính theo tỉ giá USD bán ra tại Ngân hàng Vietcombank ngày 16-12 là 22.500 đồng ăn 1 USD.
Trên đây là nhận định của GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) trong cuộc trao đổi với chúng tôi về việc nhiều doanh nghiệp FDI đòi hỏi có được những ưu đãi riêng.
“Trung Quốc đang dịch chuyển chuỗi giá trị, Châu Á cần tìm một điểm tựa mới và Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi lớn” – S&P nhận định.
Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để cạnh tranh được trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, cần tạo ra lợi thế cạnh tranh, tìm ra những phân khúc thị trường tốt, phù hợp thì mới thành công được.
Còn nếu so với Trung Quốc thì GDP bình quân của Việt Nam chỉ bằng 75% GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay.
Trong khu vực Đông Nam Á, giá xăng Việt Nam đang cao hơn gấp đôi Brunei (0,37USD/lít); cao hơn Malaysia (0,45USD/lít) và cao hơn Indonesia (0,63USD/lít).
Bên cạnh lĩnh vực liên quan trực tiếp như dầu khí, một số lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào đầu tư công nhiều khả năng cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi giá dầu giảm.
Sự phụ thuộc vào giá dầu của nền kinh tế đã giảm đi rất nhiều. Trong năm 2015, giá dầu đã giảm mạnh từ 100 USD xuống 50-60 USD/thùng nhưng nền kinh tế vẫn phát triển được. Do đó, theo chuyên gia kinh tế, có giảm thêm 10-20 USD nữa, vẫn xử lý được
Đặt tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Nhiệt điện Na Dương 2 đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu EPC và dự kiến sẽ khởi công gói thầu EPC nhà máy chính vào cuối quý II/2016. Điều lo ngại là với những lợi thế giá, nếu nhà thầu Trung Quốc thắng thầu, những hệ lụy trước đây sẽ tái diễn.
Quy tắc xuất xứ không chỉ là chốt chặn với các nước ngoài TPP như Trung Quốc, mà còn là chốt chặn giữa chính các thành viên TPP với nhau. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khắc nghiệt với Việt Nam, khi năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên, phụ liệu còn rất hạn chế.
Cú sốc giảm giá dầu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam năm tới, song chưa chắc đã là điều bất lợi trong trung hạn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự