Bộ Công Thương đã hoàn thiện các phương án xử lý đối với 12 dự án yếu kém để trình Thường trực Chính phủ thảo luận.

Vị trí mới của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu là 73, theo công bố của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Các tiêu chí đánh giá của WEF được chia làm 4 nhóm chính, gồm: Tiếp cận thị trường (Tiếp cận thị trường trong nước, Tiếp cận thị trường nước ngoài), Quản lý biên giới (Hiệu quả và minh bạch trong quản lý biên giới), Cơ sở hạ tầng (chất lượng hạ tầng giao thông, chất lượng dịch vụ vận chuyển, sử dụng công nghệ thông tin), và yếu tố về môi trường kinh doanh.
Trong bốn nhóm yếu tố này, Việt Nam được chấm điểm cao nhất ở tiếp cận thị trường với 4,5 điểm, xếp thứ 74. Một số tiêu chí nhỏ cũng có sự cải thiện như sử dụng công nghệ thông tin (hạng 66), chất lượng dịch vụ vận chuyển (hạng 60), chất lượng hạ tầng giao thông (hạng 64) và môi trường hoạt động (hạng 77).
Theo WEF, Việt Nam cải thiện mạnh mẽ vị trí trong bảng xếp hạng lần này phần lớn là do những tiến triển trong hiệu quả quản lý biên giới và quản lý thuế, hải quan. So sánh với các quốc gia láng giềng khác, Việt Nam yêu cầu nhiều thủ tục hành chính phức tạp hơn cho hàng hóa xuất nhập khẩu và điều này đã có những tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại.
Việc làm đơn giản hóa quá trình nhập cảnh ở cửa khẩu biên giới đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại. Những thay đổi đó đã phản ánh nỗ lực gần đây của Chính phủ nhằm sắp xếp hợp lý hơn tiến trình nhập cảnh hàng hóa ở cửa khẩu và giảm gánh nặng giám định hàng hóa của các cơ quan có thẩm quyền.
Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ trong việc tăng khả năng tiếp cận thị trường trong nước cho hàng hóa nhập khẩu, tăng thị phần hàng hóa nhập khẩu miễn thuế (71% từ 55% của 2 năm trước). Điều này là một tín hiệu đáng mừng và nó tạo nhiều điều kiện thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh thương mại của Việt Nam khi càng ngày càng có nhiều công ty nước ngoài tiến hành các hoạt động thương mại với Việt Nam.
Bên cạnh đó, khả năng của Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài không ngừng được tiến triển, nhờ vào mức thuế hải quan trung bình thấp (3,3% giảm từ 3,8%) và gia tăng ưu đãi của quốc gia khác trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Sự tiến bộ rõ rệt được nhận thấy trong bản báo cáo lần này là hoạt động kết nối hàng hải quốc tế của Việt Nam được xếp thứ 19, tăng 9 bậc.
Cũng trong các năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam không ngừng được nâng cao, tạo thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa. Dù vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc quy hoạch, phát triển hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ.
Với sự tham gia tích cực trong các diễn đàn kinh tế khu vực cũng như các hiệp định thương mại tự do cùng với sự bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu, cũng như gia tăng hiệu quả của các dịch vụ công, Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường hoạt động cho doanh nghiệp.
Bộ Công Thương đã hoàn thiện các phương án xử lý đối với 12 dự án yếu kém để trình Thường trực Chính phủ thảo luận.
Đó là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về triển vọng phát triển của Việt Nam
Thuế nhập khẩu giảm bao nhiêu, thuế môi trường tăng bấy nhiêu, không vì nguồn thu giảm mà tăng thuế nội địa - là đề xuất của chuyên gia quanh đề xuất của Bộ Tài chính tăng thuế xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít.
Tỷ lệ người dân được hỏi cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực công tăng từ 46% của năm 2011, lên 54% vào năm 2016.
Không bàn đến dịch vụ công có liên quan đến nhiều cấp như hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tự do, thuận lợi làm ăn mà ở khía cạnh cơ quan chức năng làm tròn vai trò cung cấp dịch vụ của mình thôi, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điều ngang tai, trái mắt.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump với những quyết sách về đối ngoại, thương mại quốc tế khá trái ngược với những người tiền nhiệm. Chính sách "bỏ lơ" khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bác bỏ TPP... ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam khiến nhiều chuyên gia kinh tế phải "vắt óc" để "bắt mạch".
Bên cạnh việc đề nghị Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ xem xét chủ trì tổ chức cuộc họp với 7 bộ để bàn riêng về dự án “Lên trời gọi mưa” thì “cha đẻ” của dự án có tên gọi khác lạ này cũng xin tạm ứng khẩn số tiền khổng lồ 5.000 tỷ đồng để kịp triển khai mua sắm trang thiết bị hóa chất thử nghiệm đợt 1 vào 10/10 tới.
“Trách nhiệm quản lý Nhà nước và khai thác công trình thuỷ lợi cần làm rõ, không để lãi thuộc về tôi còn lỗ và sửa chữa thuộc về Nhà nước”.
Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng không ít quy hoạch sản phẩm được sử dụng như một dạng “giấy phép con”, gây trở ngại cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Sau 3 năm (2013-2015) thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, hiệu quả đạt được mới chỉ ở bước đầu. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, TCC lĩnh vực nông nghiệp phải tạo ra những sản phẩm gắn với nhu cầu của thị trường, không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự