Nền kinh tế sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp 10% GDP toàn cầu, trong đó 80% được đóng góp từ các thành phố sáng tạo.

Tình trạng doanh nghiệp phải “lót tay” cho cán bộ thuế vẫn là quan ngại của nhiều hiệp hội doanh nghiệp và liên minh hợp tác xã.
Thông tin trên được đưa ra trong Báo cáo kết quả giám sát lĩnh vựcThuế và Hải quan năm 2015 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) vừa công bố chiều ngày 12/12 tại Hà Nội.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, cho biết chi phí không chính thức làm việc với cán bộ thuế vẫn là vấn đề khá phổ biến khi có tới 55% đơn vị cho rằng nếu không “chi thêm” thì doanh nghiệp sẽ bị phân biệt đối xử. Cụ thể, có tới 85% cho biết sẽ bị yêu cầu bổ sung, giải trình hồ sơ; 68% bị kéo dài thời gian làm thủ tục và 66% gặp phải thái độ không văn minh, lịch sự của công chức thuế.
Thuế phiền hà với thủ tục thanh, kiểm tra
Tuy nhiên, tồn tại việc chi trả các chi phí không chính thức không chỉ từ thực trạng nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp của một số cán bộ, mà có thể là do sự chủ động và đồng thuận của chính doanh nghiệp để tránh được một phần nghĩa vụ nộp thuế của mình.
“Nếu điều này xảy ra sẽ làm thất thu ngân sách, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng với những doanh nghiệp khác tuân thủ tốt luật lệ” – VCCI nhận định.
Cũng trong báo cáo của VCCI, mặc dù nhóm thủ tục về khai thuế, đăng ký thuế và nộp thuế có tỷ lệ đánh giá "không" hoặc "ít phiền hà" tương đối cao, song vẫn còn một số thủ tục bị đánh giá đang còn nhiều trở ngại.
Trong đó, có 64% đánh giá thủ tục thanh, kiểm tra thuế còn phiền hà và tương đối phiền hà; 57% đánh giá nhóm thủ tục hoàn thuế và miễn giảm thuế còn phiền hà. Vấn đề thời gian vẫn là mối quan ngại lớn nhất cho các đơn vị, khi có tới 68% đơn vị cho biết thời gian giải quyết quá dài; 54% cho biết cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ không cần thiết và 47% cho biết cán bộ thuế không hướng dẫn đầy đủ và tận tình.
Liên quan đến khảo sát trong lĩnh vực hải quan, có tới 60% đồng ý cho rằng các luật, pháp lệnh, nghị định của Trung ương về Hải quan được đánh giá là dễ tiếp cận nhất; 75% hài lòng với trang thông tin điện tử của cơ quan hải quan và 68% hài lòng với các buổi đối thoại do hải quan tổ chức…
Chất lượng tiếp cận thông tin thủ tục hành chính cũng tương đối tích cực khi có 66% đơn vị cho rằng thông tin sẵn có, dễ tìm; 55% đơn vị cho biết thông tin cơ quan hải quan cung cấp là thống nhất và 53% cho rằng cách bố trí sắp xếp đón tiếp khi doanh nghiệp tới tìm hiểu thông tin hải quan là thuận lợi.
TUy nhiên, ở hai tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin cung cấp còn hạn chế khi chỉ có 39% đơn vị cho rằng cơ quan hải quan cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời; 47% đơn vị cho rằng thủ tục đơn giản, dễ hiểu.
Theo VCCI, rõ ràng nếu không có các hành động tăng cường tính minh bạch, đơn giản hóa nội dung thông tin thủ tục hải quan cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hải quan, thì chi phí thời gian để doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật hải quan sẽ gia tăng, gây tốn kém và thậm chí còn làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ 21% cho biết cán bộ Hải quan lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp
Những nhóm thủ tục hải quan gây phiền hà nhất bao gồm: giải quyết khiếu nại (47%); xử lý vi phạm hành chính (41%) và thủ tục thông quan (40%). Trong đó, 69% cho rằng thời gian giải quyết là quá dài, 62% yêu cầu cung cấp thêm thông tin, giấy tờ không cần thiết và 45% cho biết cán bộ hải quan không hướng dẫn kịp thời, tận tình và 44% phải trả thêm các chi phí không chính thức và 36% cho biết gặp khó khăn khi biểu mẫu thay đổi.
Đặc biệt, đánh giá về cán bộ, công chức ngành Hải quan, phần lớn các đơn vị cho biết việc thực hiện kỷ cương của cán bộ Hải quan ở mức khá. Tuy nhiên, chỉ có 21% đơn vị đồng tình cán bộ hải quan lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp khá quan ngại khi cho rằng tiếng nói của doanh nghiệp chưa tới được cơ quan hải quan.
Các đơn vị cũng bày tỏ quan ngại về tình hình chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ hải quan khi có tới hơn một nửa cho rằng vấn đề này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. 64% cho biết vẫn còn tâm lý e ngại bị phân biệt, đối xử nếu không “lót tay”; 86% cho biết sẽ bị kéo dài thời gian làm thủ tục và 74% bị yêu cầu phải giải trình và bổ sung các chứng từ không theo quy định; 39% cho biết cán bộ hải quan có thái độ không văn minh lịch sự.
Khảo sát của VCCI được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 10/2015 và có 180 đơn vị phản hồi. Trong đó có 153 hội/hiệp hội doanh nghiệp và 27 liên minh hợp tác xã các tỉnh/thành phố.
Nền kinh tế sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp 10% GDP toàn cầu, trong đó 80% được đóng góp từ các thành phố sáng tạo.
Trong suốt nhiều năm qua mô hình hợp tác công tư (PPP), trong đó có BOT, được nhắc đến rất nhiều và đã có những kỳ vọng về khả năng tạo đột phá cho việc huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng.
Việc Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình khiến chúng ta không còn nhận được những khoản vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế nữa.
Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.
Hãng tin Bloomberg cho rằng, Việt Nam - nền kinh tế “con hổ” mới nhất của châu Á - sẽ sớm nhận ra điều gì đang chờ khi trở thành thành viên của câu lạc bộ này.
Gần 2 năm sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành hình (31-12-2015), nhưng mục tiêu tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung của 10 quốc gia thành viên vẫn đang gặp nhiều thách thức.
Chúng ta không thể cất lời khi miếng bánh lao động lương cao, nhiều ưu đãi không dành phần nhiều cho người Việt.
Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại VN thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.
Nhiều doanh nghiệp (DN) đã lập mô hình sàn giao dịch vận tải để kết nối nhu cầu di chuyển, vận tải hàng hóa liên tỉnh nhằm tăng hiệu quả, giảm lượng xe trên đường, giảm ô nhiễm...
Tạp chí CAP’IDF số 61- tháng 6 năm 2017 của Liên đoàn giới chủ Pháp vùng Ile de France (MEDEF Ile de France) có buổi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam- Trần Tuấn Anh xoay quanh vấn đề này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự