Hiệp hội Thép VN (VSA) đã bày tỏ lo ngại như vậy trong báo cáo tổng kết ngành thép VN 2015, công bố ngày 9-1.

Doanh nghiệp Việt Nam phải đóng góp tới hơn 40% lợi nhuận cho các loại thuế, phí. Trong khi trung bình ở các nước ASEAN là 17% thuế thu nhập doanh nghiệp...
Nhận định về thực trạng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khu vực tư nhân trong nước dường như không lớn lên được.
“Số lượng doanh nghiệp tăng nhưng quy mô cứ nhỏ dần, thậm chí nhỏ li ti. Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp qua các năm ở Việt Nam gần đây có sự trồi sụt dữ dội. Nhiều doanh nghiệp năm trước đăng ký thành lập, năm sau đã đóng cửa. Doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động còn nhiều khó khăn” – bà Lan cho biết.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012 cả nước có 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, tạo 7,8 triệu việc làm phi nông nghiệp, tương đương 35% số lượng việc làm phi nông nghiệp.
Như vậy, toàn bộ khu vực tư nhân (kể các các doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực hộ kinh doanh cá thể) tạo ra 14,5 triệu việc làm, chiếm 76,7 % việc làm phi nông nghiệp hiện nay.
Bên cạnh đó, có tới 1,25 triệu hộ có đăng ký kinh doanh hoặc có mã số thuế, chiếm 27%. Trên thực tế các hộ kinh doanh cá thể này hoạt động gần như doanh nghiệp, quy mô nhỏ, nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực cũng như tăng năng suất lao động.
Đồng thời, vị chuyên gia này cũng cho rằng, năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân còn thấp. Vốn đầu tư của doanh nghiệp đổ nhiều vào các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, xây dựng trong khi những ngành khác như công nghiệp, dệt may… bị thiếu vốn.
Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam ít gắn kết vào chuỗi giá trị. Hợp tác kinh doanh ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng (29,5%) và trong khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%). Khâu phát triển sản phẩm mới ít có sự hợp tác nhất.
Mối liên kết ngược và liên kết xuôi hạn chế, không tạo được hiệu ứng lan toả của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Tỷ lệ các sản phẩm được mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 26,6% tổng giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI.
Trong khi đó, chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp), so với 60% ở Malaysia hay Thái Lan. 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia.
“Điều này khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất” – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
Ngoài ra, vị chuyên này cũng cho rằng, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn nhiều trở ngại đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Theo báo cáo của World Bank, trong năm qua môi trường kinh doanh Việt Nam có vài mặt được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn khá thấp. Hơn 90 nghìn doanh nghiệp hình thành nhưng chỉ hoạt động thông qua mua đi bán lại thì mới chỉ là phát triển về số lượng, chất lượng chưa có, khoa học công nghệ còn yếu kém.
“Doanh nghiệp Việt Nam phải đóng góp tới hơn 40% lợi nhuận cho các loại thuế, phí là quá cao. Trong khi trung bình ở các nước ASEAN là 17% thuế thu nhập doanh nghiệp, mình gấp đôi họ như thế thì lấy đâu ra động lực, phần dôi dư để họ tái đầu tư, để lớn lên” – bà Lan lo ngại.
Hiệp hội Thép VN (VSA) đã bày tỏ lo ngại như vậy trong báo cáo tổng kết ngành thép VN 2015, công bố ngày 9-1.
Bức tranh kinh tế thế giới năm 2015-2016 hiện lên với nhiều mảng tối và một vài điểm sáng ít ỏi, trong đó có Việt Nam.
Năm 2016, tăng trưởng sẽ tốt lên vì khu vực trong nước không còn yếu như những năm 2011-2013. Khu vực đầu tư nước ngoài có nhiều động thái mạnh nhưng cần kiểm soát được chất lượng của dòng vốn vào. Vấn đề quan trọng là chúng ta chuẩn bị năng lực cho hội nhập để xoay chuyển cơ cấu, cấu trúc kinh tế, nâng cấp hiện đại nền kinh tế.
Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng vượt dự báo mặc dù có cán cân thương mại thâm hụt – điều mà thị trường không ngờ tới.
Năm 2015 là năm khó khăn đối với xuất khẩu nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Việt Nam tuy đang nằm trong top 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới nhưng thời gian tới, khi nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, ngành thủy sản còn nhiều việc phải làm để giữ vững vị trí hiện nay.
GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh rằng “trong nhiệm kỳ 5 năm, đây là lần đầu tiên mức tăng trưởng đạt cao hơn mức chỉ tiêu kế hoạch, với nhiều điểm rất tích cực và rất đáng chú ý”.
Giai đoạn 2011-2015 đã ghi dấu ấn nổi bật về hai chặng đường lớn của Chính phủ, một chặng tập trung ổn định kinh tế vĩ mô và một chặng khác nỗ lực quyết liệt nhằm “bẻ lái” cả cỗ máy kinh tế sang một mô hình tăng trưởng mới.
Năm 2016, Việt Nam hội nhập sâu rộng mở ra nhiều cơ hội cùng những thách thức mới, song nền kinh tế cũng được kỳ vọng sẽ gặt hái được những thành quả mới nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội, nỗ lực vượt khó vươn lên.
Từ “chai nước có ruồi”, chất lượng bữa ăn, giá xăng giảm mạnh cho đến những hiệp định thương mại mang tính toàn cầu… tất cả đều đã vẽ lên một bức tranh đa sắc của nền kinh tế Việt Nam năm 2015. Dù có những gam màu trầm, nhưng về chủ đạo, kinh tế đã sáng hơn nhiều so với trước.
Năng suất lao động Việt Nam thấp và thua kém so với nhiều nước trong khu vực. Chuyện những chuyên gia đầu ngành của nước ta bị câu kéo ra nước ngoài làm việc không chỉ là nguy cơ mà đang là thực tế hiện hữu từng ngày.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự