Chiều 18-8, Đoàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Mai Xuân Hùng (Phó Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội) làm trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về kết quả hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nợ công hàng trăm tỷ USD, chúng ta có gì?
- Cập nhật : 28/04/2016
(Tai chinh)
Theo thống kê, nợ công Việt Nam đã đạt 62,2% GDP, khoảng 126,9 tỷ USD, phần nhiều dùng trong các dự án ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo bản tin nợ công của Bộ Tài chính, nợ của Chính phủ gồm các loại trái, tín phiếu, vay ODA, vay thương mại từ các đối tác song, đa phương chiếm đến 80%.
20% còn lại là nợ do Chính phủ bảo lãnh, gồm các loại trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội phát hành, nợ chính quyền địa phương.
Các dự án sử dụng vốn ODA vay thương mại, một phần trong nợ công ở Việt Nam khá nhiều.
Cầu Cần Thơ
Cần Thơ là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam, bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tổng mức đầu tư là 37 tỷ yen Nhật (4.832 tỷ đồng, tính theo tỷ giá năm 2004). Vốn để xây dựng là nguồn ODA từ Nhật Bản.
Năm 2007, sự cố sập nhịp dẫn khiến cho dự án lẽ ra hoàn thành vào năm 2008 phải dời đến 2010. Dự án này được cho rằng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn về chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh quan trọng với miền tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội.
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.
Nhà ga T2 sân bay Nội Bài
“Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài” do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 43,2 tỷ yen Nhật từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi ODA của Nhật Bản và 6,46 tỷ đồng từ nguồn vốn trong nước.
Cầu Vàm Cống
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Cầu được thiết kế dạng dây văng có chiều dài 2,97 km. Trong đó, nhịp chính dài 870 m. Hai cầu dẫn phía Đồng Tháp và Cần Thơ mỗi bên dài khoảng 1 km. Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,75 km. Bề rộng mặt cầu bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Cầu Vàm Cống kết nối với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Kiên Giang), dự án cũng bổ sung tuyến kết nối quốc lộ 91 phía TP Cần Thơ với tuyến tránh TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Tổng mức đầu tư của dự án hơn 270 triệu USD (tương đương 5.687 tỷ đồng) từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký năm 2008. Ảnh: Lê Hiếu.
Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014, các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với ban đầu) do khâu khảo sát, thiết kế nhiều hạng mục chưa chính xác.
Cảng Tân Vũ – Lạch Huyện (Hải Phòng)
Tổng mức đầu tư dự án này ch 2 hợp phần lên tới 25.100 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản và ngân sách Nhà nước.
Một phần khác của dự án là đường nối cảng với đất liền, có tổng chiều dài toàn tuyến là 15,63 km đi qua địa bàn quận Hải An và huyện Cát Hải của TP Hải Phòng. Dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Tổng mức đầu tư của dự án là 11.849 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản là 10.049 tỷ đồng và phần vốn đối ứng là 1.800 tỷ đồng.
Đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên
Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) với nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách TP HCM. Tổng mức đầu tư của dự án ở mức 47.325,2 tỷ đồng.
Ước tính trong tương lai, đường sắt có thể phục vụ hơn 1,3 triệu lượt hành khách trong một ngày. Điều này giải quyết rất lớn vấn đề giao thông đang quá tải nhanh chóng tại TP HCM.
Đường trên cao vành đai 3 – Hà Nội
Dự án sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản này được đánh giá là có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của Hà Nội và các khu vực phụ cận.
Tổng mức đầu tư của dự án là 5.547 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Nhổn – Ga Hà Nội
Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5 km, trong đó 8,5 km đi trên cao (từ Nhổn đến Thủ Lệ) và 4 km phần ngầm (từ Thủ Lệ đến Ga Hà Nội).
Tuyến đường sắt này đi qua các quận Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm trong đó điểm đầu khởi hành là Nhổn, điểm cuối là đường Trần Hưng Đạo (Ga Hà Nội).
Dự án được phê duyệt từ năm 2008 với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu là 783 triệu euro, nhưng đến nay đã phải điều chỉnh lên gần 1,2 tỷ euro, tăng gần 400 triệu.
Dự án sử dụng vốn vay từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và một số đơn vị khác như ADB, EIB...