Khi AEC được hình thành, nhiều sản phẩm của Thái Lan, Malaysia… sẽ tràn vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%. Thái Lan, Malaysia đang có những nỗ lực rất lớn trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực liên quan trực tiếp như dầu khí, một số lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào đầu tư công nhiều khả năng cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi giá dầu giảm.
Giá dầu đã liên tục lao dốc trong những ngày gần đây khi xuống dưới mức 35 USD/thùng, là phiên giảm giá thứ 7 liên tiếp và là giai đoạn giảm dài nhất trong 1 năm qua.
Điều đáng lo ngại hơn là có nhiều loại dầu thô đã xuống gần 20 USD/thùng. Ngay sau cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với quyết định không hạ sản lượng, đã khiến kịch bản được lặp lại, nhiều dự báo cho thấy giá dầu có thể xuống khoảng 20 – 25 USD/thùng.
Dầu khí hụt thu trăm tỷ, xuất khẩu khó khăn
Một chuyên gia kinh tế đã nhận định, nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam khi làm có thể làm giảm 2 điểm phần trăm tăng trưởng GDP năm 2016. Tuy nhiên với các ngành thì giá dầu có thể là “đòn đau”, nhưng cũng có thể là “cơ hội ngàn năm có một”.
Trong đó, ngành sản xuất chịu tác động rõ nhất phải kể đến đầu tiên là ngành khai thác dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) hiện đang là đơn vị chính trong khai thác, sản xuất và kinh doanh dầu khí nên sẽ là đơn vị chịu tác động nặng nền nhất.
Tại cuộc họp báo cáo tình hình ở Bộ Công Thương vào đầu tháng 12, ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết việc giá dầu giảm xuống mức 48 USD/thùng đã khiến cho Tập đoàn này bị hụt thu tới 163.400 tỷ đồng trong năm 2015.
Do đó, việc giá dầu giảm xuống dưới mức 35 USD/thùng đang đặt ra bài toán khó cho ngành dầu khí và PVN trong việc đạt được chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đặt ra cho năm nay.
TS. Lương Văn Khôi, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin dự báo kinh tế xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết hiện nay thungân sách đang phụ thuộc khoảng 20% từ dầu thô.
Việc giá dầu giảm sâu chắc chắn sẽ có tác động lớn đến hoạt động chi tiêu ngân sách của Chính phủ, từ đó tác động đến cầu đầu tư, mà điển hình là hoạt động đầu tư công. Một số lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào đầu tư công như xây dựng, vật liệu xây dựng nhiều khả năng cũng sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp.
Tuy nhiên, TS. Khôi cho biết do việc thu ngân sách đã được bù đắp từ thu nội địa nên dự toán thu ngân sách năm nay sẽ vượt chỉ tiêu, hoạt động của khu vực kinh tế thực được cải thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc giá dầu giảm mạnh mặc dù có tác động trực tiếp đến cầu Chính phủ, chi tiêu và đầu tư công song không đến mức quá lo lắng.
Cũng theo phân tích của TS. Khôi, việc giá dầu giảm sâu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, sẽ có tác động trái chiều đến kinh tế thế giới. Một mặt sẽ có tác động tích cực kích thích tăng trưởng đối với các nền kinh tế sử dụng dầu song lại có tác động rất tiêu cực tới các nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga, Trung Đông, châu Phi, Na Uy.
Khi thu nhập từ xuất khẩu dầu của các nước này giảm mạnh, cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước/khu vực này từ các nền kinh tế phát triển khác sẽ giảm mạnh. Hậu quả là nền kinh tế thế giới nói chung sẽ chịu tác động tiêu cực tới GDP của khu vực EU28 và thế giới (giảm với các mức tương ứng là 0,25% và 1,47% trong năm 2016 khi giá dầu xuống mức 30 USD/thùng)
.“Kinh tế thế giới suy giảm sẽ có tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng hàng hóa thế giới. Điều này sẽ tác động đến các ngành sản xuất trong nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu, từ đó tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.” – TS. Khôi nói.
Trong 11 tháng đầu năm qua xuất khẩu ước đạt 148,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của Bộ Công Thương, giá dầu thô giảm mạnh cùng với sự sụt giảm của nhóm hàng nông, lâm sản và khoáng sản đang khiến cho mục tiêu xuất khẩu năm 2015 gặp nhiều thách thức và khó hoàn thành mục tiêu 165 tỷ USD.
Xăng dầu, vận tải lãi lớn
Xét trên giác độ ngành, việc giá dầu giảm sâu sẽ có tác động trực tiếp, khá tích cực đối với một số ngành. Trong đó, điển hình nhất là ngànhkinh doanh xăng dầu, vận tải và logistics liên quan đến các lĩnh vực vận chuyển như hàng không, đường bộ…
Báo cáo của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cho thấy mức lãi lớn liên tiếp từ đầu năm tới nay. Đơn cử tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), mặc dù doanh thu 9 tháng đầu năm giảm mạnh nhưng tập đoàn này lại đạt hơn 2.600 tỷ đồng trước thuế - vượt kế hoạch cả năm.
Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không và đường bộ cũng đều báo lãi.
Theo TS. Khôi, nếu như những ngành vận tải được lợi khi không điều chỉnh giá dịch vụ vận tải giảm xuống theo với giá dầu thế giới, thì những lợi ích của giá dầu giảm lại không mang lại lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ của Việt Nam.
“Giá dầu là đầu vào cho tất cả các ngành sản xuất. Giá dầu thế giới giảm, nhưng ngành dịch vụ, logistics mà không giảm thì tác động tích cực đến ngành và nền kinh tế Việt Nam không nhiều.” – TS. Khôi nhận định.
Trong khi đó, theo dự báo thì giá dầu có khả năng sẽ xuống dưới mức 30 USD/thùng. Do đó, nếu không có chính sách điều hành kinh tế phù hợp, điều tiết và kiểm soát giá đối với giá nguyên nhiên liệu đầu vào, dịch vụ vận tải… thì lợi ích mà giá dầu giảm sẽ không tận dụng được cho người dân, doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Khi AEC được hình thành, nhiều sản phẩm của Thái Lan, Malaysia… sẽ tràn vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%. Thái Lan, Malaysia đang có những nỗ lực rất lớn trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam.
Trên đây là nhận định của GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) trong cuộc trao đổi với chúng tôi về việc nhiều doanh nghiệp FDI đòi hỏi có được những ưu đãi riêng.
“Trung Quốc đang dịch chuyển chuỗi giá trị, Châu Á cần tìm một điểm tựa mới và Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi lớn” – S&P nhận định.
Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để cạnh tranh được trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, cần tạo ra lợi thế cạnh tranh, tìm ra những phân khúc thị trường tốt, phù hợp thì mới thành công được.
Còn nếu so với Trung Quốc thì GDP bình quân của Việt Nam chỉ bằng 75% GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay.
Trong khu vực Đông Nam Á, giá xăng Việt Nam đang cao hơn gấp đôi Brunei (0,37USD/lít); cao hơn Malaysia (0,45USD/lít) và cao hơn Indonesia (0,63USD/lít).
Giá dầu vào cuối phiên giao dịch sáng 16-12 trên thị trường châu Á đang dao động dưới ngưỡng 37 USD/thùng. Thị trường đã tạm hồi phục đôi chút sau đợt giảm dữ dội các phiên trước đó.
Sự phụ thuộc vào giá dầu của nền kinh tế đã giảm đi rất nhiều. Trong năm 2015, giá dầu đã giảm mạnh từ 100 USD xuống 50-60 USD/thùng nhưng nền kinh tế vẫn phát triển được. Do đó, theo chuyên gia kinh tế, có giảm thêm 10-20 USD nữa, vẫn xử lý được
Đặt tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Nhiệt điện Na Dương 2 đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu EPC và dự kiến sẽ khởi công gói thầu EPC nhà máy chính vào cuối quý II/2016. Điều lo ngại là với những lợi thế giá, nếu nhà thầu Trung Quốc thắng thầu, những hệ lụy trước đây sẽ tái diễn.
Quy tắc xuất xứ không chỉ là chốt chặn với các nước ngoài TPP như Trung Quốc, mà còn là chốt chặn giữa chính các thành viên TPP với nhau. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khắc nghiệt với Việt Nam, khi năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên, phụ liệu còn rất hạn chế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự