Từ 2.109 USD, người Việt có thể tin thu nhập bình quân sẽ lên mức 3.200 - 3.500 USD vào năm 2020

Thu nhập của người Việt có thể sẽ không bằng được cả Thái Lan hiện nay, chứ chưa nói đến việc “đuổi kịp” Hàn Quốc ở thời điểm 15 năm trước nếu như người Việt tiếp tục "lấy đá ghè chân mình" bằng chính năng suất lao động kém...
“Việt Nam hiện đang ở một ngã ba đường mang tính quyết định. Những quyết sách vào thời điểm hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với việc có đạt được khát vọng tăng nhanh thu nhập trong dài hạn hay không?” – là câu hỏi được đặt ra trong Báo cáo Việt Nam 2035: “Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”.
Mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ phải đạt 7% mỗi năm từ nay đến năm 2035, thì Việt Nam mới có thể đạt được khát vọng là đuổi kịp Hàn Quốc ở những năm 2000. Hơn thế, Việt Nam còn có cơ hội để vượt lên các nước láng giềng như Indonesia và Philippines.
Tương lai sẽ "kém sắc hồng" nếu chúng ta cữ mãi "lẹt đẹt" năng suất
Còn nếu như mức tăng trưởng chỉ “lẹt đẹt” ở mức 4%, thì 20 năm nữa Việt Nam mới chỉ đạt gần bằng mức Thái Lan hay Bra-xil như hiện nay và khó có thể bắt kịp với các nước láng giềng có mức thu nhập trung bình cao.
Do đó, dù có tăng trưởng nhanh, nhưng đại đa số đều khó có khả năng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu như năng suất bị đình trệ. Và bức tranh của Việt Nam hay nói cách khác, tương lai của người Việt Nam sẽ tiếp tục trở nên “kém sắc hồng” theo nhận định của Báo cáo Việt Nam 2035 nếu không cải thiện năng suất lao động.
Thực tế là đằng sau thành tựu tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam từ năm 1990 là những dấu hiệu đáng lo ngại khi tăng trưởng GDP đã giảm 1 điểm phần trăm so với thập kỷ 1990.
Sự giảm sút này không chỉ do môi trường xấu đi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, mà còn do sự sụt giảm về tăng năng suất lao động bắt đầu từ cuối những năm 1990 và sự gia tăng lực lượng lao động trong giai đoạn sau năm 2000.
Trong khi đó, nhìn vào thành phần đóng góp tăng năng suất, thì vốn vẫn có vai trò lớn. Bên cạnh đó là sự chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Ngược lại, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng năng suất lao động trong những năm 1990, đã sụt giảm mạnh trong giai đoạn sau năm 2000 và tăng trưởng năng suất lao động đã giảm ở hầu hết các khu vực.
Hàn Quốc đã từng vô vọng... còn Việt Nam thì sao?
So sánh với Hàn Quốc cách đây hơn 35 năm, vào đầu thập kỷ 1980, nước này cũng có cùng trình độ phát triển như Việt Nam như hiện nay. Thế nhưng, Hàn Quốc đã tăng năng suất lao động đáng kể, dựa trên một chương trình cải cách thể chế tổng thể và dài hạn hơn.
Đơn cử như nước này đã tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, hiện đại hóa nông nghiệp, đặc biệt là cải thiện năng lực cạnh tranh và giảm điều tiết thị trường… để tăng năng suất. Một số biện pháp dài hạn hơn như đẩy mạnh giáo dục đại học, nghiên cứu & phát triển, đô thị hóa cũng được thực hiện.
So sánh giữa Hàn Quốc với Việt Nam, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới ông Jim Young Kim cũng cho rằng, với xuất phát điểm giống như Hàn Quốc, nếu Việt Nam hoàn toàn nỗ lực trong cải cách, đặc biệt là giải quyết nút thắt về năng suất lao động, thì Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn.
“Hàn Quốc từng được xem là trường hợp vô vọng khi nhiều chuyên gia nghĩ rằng Hàn Quốc không có cơ hội để phát triển. Tương tự, cách đây 25 năm với tỷ lệ nghèo đói ở mức 50%, mọi người không nghĩ có hy vọng gì ở Việt Nam. Nhưng chúng ta thấy một câu chuyện kỳ diệu khác” – Chủ tịch WB nhìn nhận.
Vẫn chưa là quá muộn để người Việt có thể tăng thu nhập gấp 3 lần và hơn thế nữa…
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển tiếp theo, dự báo tác động đối với tăng trưởng kinh tế nói chung của mỗi một nhân tố nêu trên sẽ giảm mạnh hơn so với tác động lên xu hướng năng suất. Thêm vào đó, bối cảnh kinh tế thế giới sẽ kém thuận lợi hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Do đó, theo nhận định của các chuyên gia, lợi thế của Việt Nam hiện nay là vẫn còn đủ thời gian để tái khởi động tăng năng suất lao động mà không ảnh hưởng tới mục tiêu tăng thu nhập vào năm 2035.
Theo Báo cáo Việt Nam 2035, cần phải hành động ngay với các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cụ thể:
Trước mắt, việc ưu tiên hàng đầu là tăng cường nền tảng vi mô của nền kinh tế thị trường để chặn đà suy giảm tăng năng suất. Trên cơ sở tạo điều kiện cho sự tham gia mạnh hơn và hiệu quả hơn của khu vực tư nhân.
Về trung hạn, cần hướng vào mục tiêu hỗ trợ công cuộc tái cơ cấu và làm sâu sắc hơn tiến trình hội nhập toàn cầu bằng cách hiện đại hóa và thương mại hóa khu vực nông nghiệp, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thể chế kinh tế vĩ mô vững chắc và tin cậy hơn.
Về dài hạn, trọng tâm là khuyến khích học tập và sáng tạo, thúc đẩy tích tụ đô thị và đảm bảo phát triển bền vững về môi trường.
Từ 2.109 USD, người Việt có thể tin thu nhập bình quân sẽ lên mức 3.200 - 3.500 USD vào năm 2020
Lạm phát năm nay sẽ cao hơn 2015, nhưng chưa ở mức lo ngại bởi tăng trưởng nhờ vào tăng năng lực sản xuất nhiều hơn tổng cầu
Nếu chỉ “liên kết trong nhà”, tức là sẽ lâm vào tình trạng “cơm chấm cơm”, sẽ khó cạnh tranh ngay trong thị trường AEC, càng khó hơn khi tham gia TPP.
Việt Nam có thể trở thành trung tâm công nghiệp và những sản xuất như dệt may, da giày… sẽ là những ngành được hưởng lợi trong chuỗi sản xuất toàn cầu khi TPP có hiệu lực.
Biển Đông càng nóng Việt Nam càng phải biết cách “cân bằng” trước một Trung Quốc hung hăng nhưng cũng rất quan trọng.
Mặc dù những thành công của quá trình tái cơ cấu những năm vừa qua là rất đáng khích lệ, nhưng hệ thống phân bổ nguồn lực vẫn còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của “bàn tay nhà nước”, do đó hiệu quả chưa được như mong đợi
Nếu duy trì mức tăng trưởng kinh tế tối thiểu ở mức 7%/năm trong 20 năm, người Việt có thể đạt mức thu nhập bình quân đầu người 7.000 USD/năm. Con số này nếu quy ra sức mua tương đương, sẽ ngang bằng với Hàn Quốc năm 2000.
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ngay sau khi giá dầu giảm, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đã đặt ra câu hỏi về kịch bản nào đối với giá dầu thế giới năm 2016. Giá dầu mỏ thế giới năm 2016 tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam...
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa ký kết ngày 4-2-2016, gồm 12 nước với quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự