Đánh giá về vai trò của ngành ngoại giao trong tiến trình lịch sử của dân tộc 70 năm qua, các chuyên gia về an ninh cho rằng ngoại giao không chỉ giúp mở ra những định hướng chiến lược mà còn giúp đẩy lùi các nguy cơ xung đột.

Khi bàn đến Nghị quyết 19 về giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng đặt câu hỏi: Tại sao các nước làm được mà Việt Nam không làm được?
"Trong khi Việt Nam không thua các nước về trí tuệ, con người. Văn bản, chính sách đã ban hành,quan trọng là các bộ ngành hãy bắt tay thực hiện. Đừng nói nữa, các ngành hãy làm đi" Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tại cuộc tọa đàm Nâng cao năng lực cạnh tranh – nhìn từ lĩnh vực hải quan do Báo điện tử Chinhphu.vn tổ chức sáng 11-8.
Nghị quyết 19/NQ-CP lần thứ 2 được Chính phủ ban hành vào tháng 3-2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.
Nghị quyết cũng xác định rõ mục tiêu trong hai năm tới là tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó là cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng chuyển sang hậu kiểm. Đồng thời, đưa các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 vào năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016.
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, xét về chỉ số tạo thuận lợi hoá thương mại, chỉ mỗi ngành hải quan không thôi thì chưa đủ mà thủ tục này lại liên quan đến toàn bộ hệ thống quy định về quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu. Vì vậy, Nghị quyết 19 lần 2 đặt mục tiêu cải cách toàn diện theo hướng chuyển mạnh sang hậu kiểm, áp dụng tối đa công nghệ thông tin. Nghị quyết còn đề ra rất rõ văn bản nào thực sự đang cản trở hoạt động thông quan, ví như NĐ187 về danh mục hàng hoá chuyên ngành xuất nhập khẩu,…
Theo ông Cung, hải quan đã chủ động tích cực rà soát hơn 300 văn bản, nhưng cho đến nay, mới chỉ rà soát ở mức khởi động. Nhìn chung cải cách về văn bản hành chính vẫn chưa đạt. “Tôi quan sát thấy chậm so với yêu cầu của Nghị quyết và sự chỉ đạo của Thủ tướng.”- Ông Cung đánh giá.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp rất mong đợi vào Nghị quyết 19, nếu theo Nghị quyết này thì DN sẽ tiết kiệm chi phí đầu vào, giá thành thấp, như thế sẽ tạo điều kiện cho đầu ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên ông Thân lại cho rằng, mặc dù người Việt Nam có chỉ số IQ không đến nỗi thấp, nhưng mục tiêu này sẽ rất khó thực hiện. “Nghị quyết 19 ra đời, khá nhiều doanh nghiệp tỏ ra háo hức bởi việc giảm thời gian lưu bãi, thủ tục hành chính sẽ giúp các đơn vị tiết kiệm chi phí rất nhiều. Mục tiêu đến năm 2016 vào ASEAN 4 dường như chúng ta hơi tham vọng quá”, ông Thân băn khoăn.
Ông Cung cho rằng, những mô hình về cải cách hành chính trên thế giới đã khá thành công. Thậm chí không cần phải sáng tạo gì thêm, Việt Nam chỉ cần học tập và bê nguyên mô hình áp dụng. Hiện nay, Nghị định đã ban hành nên các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm túc và có đánh giá hàng tháng. Nếu không thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, cần có sự thay thế, thậm chí cả lãnh đạo.
Đánh giá về vai trò của ngành ngoại giao trong tiến trình lịch sử của dân tộc 70 năm qua, các chuyên gia về an ninh cho rằng ngoại giao không chỉ giúp mở ra những định hướng chiến lược mà còn giúp đẩy lùi các nguy cơ xung đột.
Trung Quốc là một quốc gia xuất khẩu ra tất cả các nước, nên khi điều chỉnh tỷ giá thế này các nước xung quanh sẽ có các chính sách để đối phó. Một trong những chính sách đối phó là lại phá giá đồng nội tệ. Việt Nam đứng ở giữa ngã ba đường, nên sẽ trăm bề khổ sở.
Trong năm 2015, EU đặt mục tiêu gia tăng sản lượng thịt xuất khẩu vào Việt Nam lên thêm 5% so với 2014.
Theo tính toán, Việt Nam có thể tiết kiệm được 10 tỷ USD/năm nếu đạt được mục tiêu giảm thời gian thông quan bằng trung bình của 4 nước đầu bảng ASEAN như Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Doanh nghiệp càng lớn càng bị thanh tra, kiểm tra thuế nhiều. Điều này khiến cho doanh nghiệp không phục ngành thuế và cho rằng, cơ quan thuế chỉ chăm chăm lo thu chứ không hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp.
"Nói tỉnh nghèo chơi trội là hoàn toàn không đúng và hiểu sai bản chất của vấn đề. Với một địa phương có điểm xuất phát thấp như Quảng Bình, không có những ý tưởng hay dự án mang tính đột phá thì rất khó phát triển” - Ông Trương An Ninh, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Bình mở đầu cuộc phỏng vấn với PV liên quan đến dự án tổ hợp 10 sân golf mà địa phương này đang muốn đầu tư.
Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị.
“Chúng ta cần đặt mục tiêu đến năm nào Việt Nam không nằm cuối bảng về năng suất ngành chăn nuôi trong 12 nước TPP – đó là quan điểm của GS TSKH Nguyễn Quang Thái – Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN trong cuộc trao đổi cùng DĐDN về giải pháp cho ngành chăn nuôi trước thềm TPP.
Tại thị trường lao động TP. HCM, các nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao gồm: Kinh doanh bán hàng, dịch vụ giúp việc - bảo vệ, công nghệ thông tin, kinh doanh bất động sản....
“Việc giải quyết các xung đột ở Biển Đông phải dựa vào việc ai có lập luận tốt hơn chứ không phải ai có quân đội tốt hơn”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định như vậy tại hội thảo “Thúc đẩy Thịnh vượng: 20 năm hợp tác phát triển Việt Nam - Mỹ" diễn ra sáng nay 7.8.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự