Theo các chuyên gia kinh tế, tâm lý “Việt Nam vẫn là nước kém phát triển”, sẽ làm nảy sinh tư tưởng thủ cựu, chậm cải cách, không vươn lên ở bộ phận cơ quan nhà nước hiện nay.

Chỉ có khoảng hơn 7% nguồn vốn vay của nước ngoài được Chính phủ cho các địa phương vay lại, đã khiến cho trách nhiệm của việc sử dụng nguồn vốn vay chưa được phát huy đầy đủ, tạo gánh nặng nợ công lên ngân sách.
Đó là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đưa ra tại Hội thảo “Cơ chếcho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh” sáng ngày 10/12.
Theo ông Long, thời gian qua việc huy động nguồn vốn vay nước ngoài để cho vay lại và cấp phát ngân sách Nhà nước rất là lớn. Trong đó, trong 10 năm qua mỗi năm tổng cho vay lại có 1/3 về địa phương và 2/3 trung ương với khoảng 15 tỷ USD cấp cho chính quyền địa phương. Như vậy, có trên 92% cấp phát và khoảng 7% cho vay lại các địa phương.
Quen "cho không", "trợ cấp": Sử dụng không hiệu quả
Trong khi đó, nguồn thu ngân sách địa phương hạn chế, thậm chí có địa phương chỉ đảm bảo được chi thường xuyên nhưng nhu cầu đầu tư phát triển lớn. Nguồn vốn vay được sử dụng chủ yếu vào việc cấp phát cũng đã khiến cho hiệu quả đầu tư chưa cao khi nhiều địa phương xem đây là nguồn “trợ cấp”.
Trong điều kiện ngân sách trung ương hạn chế, chỉ có thể hỗ trợ cho địa phương trong khả năng hiện có. Do đó, ông Hùng cho rằng trước tình trạng nợ công tăng cao, khi năm 2015 đạt 59,6% GDP và sắp chạm ngưỡng Quốc hội phê duyệt là 65%; chỉ số trả nợ do Chính phủ vay so với thu Ngân sách Nhà nước sắp chạm ngưỡng an toàn (25%), thì việc chia sẻ thông qua hình thức cho địa phương vay lại là cần thiết.
“Hình thức này giúp đảm bảo công bằng ngân sách Trung ương và địa phương với nhau. Chúng tôi muốn xác lập sự bình đẳng giữa các địa phương với nhau, địa phương có nguồn thu lớn, đầu tư nhiều thì phải chia sẻ với Trung ương và địa phương nghèo thì được ngân sách chia sẻ nhiều hơn” – ông Hùng nói.
Theo bà Vũ Hoàng Quyên, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới WB, dự kiến giai đoạn 2017 – 2018 Việt Nam sẽ tốt nghiệp hoàn toàn IDA, nên sẽ chỉ được nhận những nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn. Do đó, Việt Nam cần có sự chuẩn bị tích cực cho sự chuyển đổi này để đảm bảo phân bổ và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho đầu tư.
Theo đó, cùng với việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước 2015, cho phép địa phương bội chi, cách xác định mức trần, đại diện WB khuyến khích cần có sự chuyển đổi về cơ chế sử dụng vốn vay của Trung ương và địa phương trên cơ sở minh bạch hơn, đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai có tính bền vững hơn.
“Cần thay đổi tư duy của địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn. Từ việc được thoải mái cấp phát thì phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vay nợ” – Bà Quyên nói.
Nâng trách nhiệm sử dụng vốn vay của địa phương
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trọng nghĩa, tư vấn pháp lý, cũng cho rằng việc hoàn thiện pháp lý về cho vay lại với các địa phương là cần thiết. Bởi hiện nay nguồn vốn vay ưu đãi ngày càng thu hẹp, nợ công tăng cao, việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đặt ra yêu cầu đề cao hơn trách nhiệm của các tỉnh.
Trước tình hình đó, được biết trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý cho vay lại đối với chính quyền địa phương và đẩy mạnh cho vay lại thông qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
Theo đó, các vấn đề đặt ra như hoàn thiện cơ sở pháp lý, yêu cầu công khai minh bạch về quyền vay lại và đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đảm bảo hỗ trợ công bằng của trung ương với địa phương, tránh thực trạng ODA không tính trong hạn mức trợ cấp cho địa phương và phân bổ không đồng đều như hiện nay, phân cấp ra quyết định phải gắn với trách nhiệm.
Đồng thời, hướng tới mục tiêu cơ cấu lại sử dụng nợ Chính phủ, hạn chế cấp phát, giúp địa phương chủ động chuyển hướng dần khi ODA giảm dần, để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và thương mại.
Theo các chuyên gia kinh tế, tâm lý “Việt Nam vẫn là nước kém phát triển”, sẽ làm nảy sinh tư tưởng thủ cựu, chậm cải cách, không vươn lên ở bộ phận cơ quan nhà nước hiện nay.
Xây dựng TPHCM cho biết, hiện trên địa bàn có 1.219 dự án phát triển nhà ở nhưng vẫn còn đến 405 dự án chưa khởi công. Trong 325 dự án đã khởi công có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công. Trong đó, không ít những dự án có vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, với những vị trí đắc địa nhất của thành phố song, vì nhiều lý do khác nhau mà cho đến nay dù thị trường bất động sản (BĐS) đang thoát khỏi đáy thì các dự án này vẫn “phủ bụi”.
Tình trạng doanh nghiệp phải “lót tay” cho cán bộ thuế vẫn là quan ngại của nhiều hiệp hội doanh nghiệp và liên minh hợp tác xã.
Ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết như vậy ở cuộc tọa đàm BizTALK: “Làm ăn gì năm 2016?” vào hôm nay tại FLC Samson Beach & Golf Resort, Thanh Hóa
Khẳng định quan điểm của Bộ Tài chính là phải thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước cho biết, việc để mất cân đối thu chi, điều hành chi vượt dự toán là trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị dự toán, Chủ tịch UBND các cấp, bao gồm cả cấp xã.
Cộng đồng doanh nghiệp đều tỏ ra lạc quan khi cho rằng hầu hết các cam kết sẽ mang lại những tác động tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn vay nước ngoài được trung ương chuyển cho địa phương theo hình thức cấp phát được xác định là nguyên nhân (sử dụng luồng tiền này) dẫn đến không hiệu quả, lãng phí. Trách nhiệm sử dụng hàng chục tỷ USD nguồn vốn này sẽ được thắt chặt nếu Chính phủ thực hiện quy định địa phương phải vay lại và có trách nhiệm trả nợ theo cam kết với nhà tài trợ.
Nếu làm không khéo, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực, nguyên liệu nước ngoài tràn vào, nông dân sẽ “chết” trước
5 năm tới không phải là thời điểm phục hồi mà là thời điểm Việt Nam phát huy động lực và tăng trưởng xuất khẩu...
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 5 năm tới bình quân sẽ ở mức 6,5-7%/năm; kiểm soát lạm phát trong khoảng 5-7%/năm và bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 cũng giảm còn 4,8% GDP.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự