Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Anh rời EU hiện chưa tác động ngay đến Việt Nam, nhưng cần đề phòng tác động tiêu cực trong trung hạn và dài hạn.

Các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU đang trên đà phục hồi, điều này sẽ giúp ích cho Việt Nam trong việc xuất khẩu vì đây là 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng cùng với việc phá giá đồng NDT sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này cũng như hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trung Quốc
Trước tình hình kinh tế Trung Quốc ngày một xấu đi, Chính phủ nước này đã quyết định phá giá đồng NDT trong ba ngày liên tiếp 11-13/8/2015 với mức giảm 4,6% với mục đích: i) hỗ trợ xuất khẩu; ii) phục hồi tăng trưởng kinh tế; và iii) thuyết phục IMF đưa NDT trở thành đồng tiền được chấp nhận làm đồng tiền thanh toán, đầu tư và dự trữ tại nhiều khu vực trên thế giới. Đến ngày 26/8/2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiếp tục phá giá đồng NDT thêm 0,09% từ 6,3987 NDT/USD xuống 6,4034 NDT/USD.
Đây là lần phá giá nhân dân tệ thứ hai kể từ ngày 13/8 sau 3 ngày phá giá liên tiếp khiến NDT giảm 4,6% giá trị. Một số tổ chức nghiên cứu kinh tế của Trung Quốc bắt đầu cho rằng NDT có thể giảm về 7 NDT/USD vào cuối năm nay và 8 NDT/USD vào cuối năm sau. Điều này có nghĩa là NDT sẽ bị phá giá hơn 8% đến cuối năm nay và khoảng 20% đến cuối 2016. Trước đó, các chuyên gia quốc tế dự đoán NDT sẽ giảm xuống 6,5 NDT/USD vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, khi ngừng phá giá đồng NDT, Trung Quốc phải phải bơm tiền để cải thiện thanh khoản của hệ thống tài chính. Ngày 18/8/2015, PBOC đã quyết định hỗ trợ 48 tỷ USD cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và 45 tỷ USD cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Biện pháp này nhằm nâng cao mức vốn của hai định chế tài chính đặc trách việc thực hiện các chính sách của Chính phủ, để qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Ngày 25/8/2015, PBOC tuyên bố hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm thêm 0,25%. Ngoài ra, PBOC cũng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản xuống 18% nhằm bù đắp thanh khoản.Theo ước tính, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giúp bơm khoảng 678 tỷ NDT (tương đương 105,7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính Trung Quốc, trong khi cắt giảm lãi suất sẽ giúp hạ chi phí đi vay mà các doanh nghiệp phải trả.
Các nền kinh tế khác
Ngày 19/8, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) và các quan chức nội các nước này đã hướng dẫn lãnh đạo các công ty quốc doanh và tư nhân về thời gian và mức doanh thu bằng USD phải chuyển đổi sang đồng Rúp. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev xác nhận Chính phủ nước này một lần nữa đang dựa vào các công ty xuất khẩu trong việc bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Trước đó, ông Medvedev cam kết trong trung hạn đồng Rúp sẽ được đưa trở lại mức tỷ giá trước khi diễn ra đợt sụt giá mới nhất.
Tác động đến kinh tế Việt Nam
Các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU đang trên đà phục hồi, điều này sẽ giúp ích cho Việt Nam trong việc xuất khẩu vì đây là 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng cùng với việc phá giá đồng NDT sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này cũng như hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản và các loại nguyên liệu khác sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Bên cạnh đó, giá dầu thế giới có xu hướng giảm sẽ kéo theo giá xăng dầu trong nước giảm. Trong tháng 8, giá xăng đã được điều chỉnh giảm 2 lần, cụ thể là ngày 4/8/2015, giá mặt hàng xăng RON 92 đã giảm 820 đồng/lít xuống mức bán lẻ là 19.300 đồng/lít; ngày 19/8/2015 giá xăng RON 92 được điều chỉnh giảm thêm 770 đồng/lít xuống mức bán lẻ 18.530 đồng/lit. Tháng 8/2015, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên cả nước được cơ quan thống kê ghi nhận giảm 0,07% so với tháng 7/2015. CPI tháng 8 giảm có nguyên nhân chính là giá xăng dầu, gas được điều chỉnh giảm.
Bên cạnh đó, việc thời tiết bớt nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ điện năng ít hơn cũng giúp giá cả hạ nhiệt.Việc đồng NDT mất giá và giá dầu giảm giá sẽ có tác động nhiều chiều tới nền kinh tế Việt Nam. Với việc ứng dụng mô hình kinh tế lượng toàn cầu với trường hợp đồng NDT mất giá 3% và giá dầu thế giới giảm xuống mức 40 USD/thùng, kết quả tính toán cho thấy:
Kịch bản 1: Kịch bản đồng NDT của Trung Quốc mất giá 3%
Do kinh tế Trung Quốc được cải thiện đồng thời nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô nên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung trong quý IV/2015 sẽ tăng 0,08% và tăng thêm 0,10% trong năm 2016 so với kịch bản không có cú sốc; do Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc là nhóm hàng trung gian và tư liệu sản xuất, trong đó, nhóm hàng bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất nên khi đồng NDT mất giá, nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên với mức tăng 0,09% trong quý IV/2015 và tăng 0,11% trong năm 2016 so với kịch bản không có cú sốc, và do đó tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm đi 0,006% trong quý IV/2015 và tăng thêm 0,003% trong năm 2016.
Với cú sốc này, tiền đồng tăng giá 0,5%. Lạm phát của Việt Nam giảm 8,9% trong quý IV/2015 và 3,1% trong năm 2016 so với kịch bản không có cú sốc (Bảng 1).
Kịch bản 2: Kịch bản giá dầu trung bình của thế giới giảm xuống mức 40 USD/thùng
Trường hợp giá dầu giảm xuống mức 40 USD/thùng, do kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn suy giảm nghiêm trọng nên chi tiêu chính phủ và tổng cầu trong nước của các quốc gia này giảm mạnh kéo theo cầu hàng hóa của các quốc gia này từ các nền kinh tế phát triển giảm khiến cho kinh tế của các nước chịu tác động tiêu cực với các mức độ khác nhau theo mức độ phụ thuộc lẫn nhau. Ví như nền kinh tế khu vực EU28 hay Eurozone và Nga có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi kinh tế Nga suy giảm thì kinh tế của các nước
EU28 hay Eurozone cũng bị ảnh hưởng tiêu cực theo (Bảng 2). Với cú sốc này, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 1,22% tong quý IV/2015 và giảm 0,68% trong năm 2016.
Do kinh tế Mỹ và EU28 hay Euronoze giảm nên tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực với mức giảm 0,48% trong quý IV/2015 và giảm 0,04% trong năm 2016 (Bảng 3). Với cú sốc này, tiền đồng tăng 2,38%, song lạm phát thì giảm 72,32% trong quý IV/2015.
Theo ncseif.gov.vn, Tạp chí Tài chính
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Anh rời EU hiện chưa tác động ngay đến Việt Nam, nhưng cần đề phòng tác động tiêu cực trong trung hạn và dài hạn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lúc còn là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từng đặt câu hỏi “không biết GDP chạy đi đâu” khi tăng trưởng tỉnh nào cũng cao hơn mức trung bình cả nước. Những bất cập trong thống kê đã dẫn đến những con số chênh lệch “dở khóc, dở cười”, nhưng sắp tới, vấn đề này sẽ được giải quyết.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 30 tỷ USD nên việc Anh rời EU có thể tác động gián tiếp khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm. Trong bối cảnh này, nếu Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ thì sẽ tiếp tục gây sức ép lên tỷ giá VND/USD.
"Cuộc chiến" chống giấy phép "con", giấy phép "cháu"... những khái niệm chỉ những điều kiện kinh doanh trái luật ở nhiều bộ, ngành dường như chưa có hồi kết. Dù trong cuộc họp do đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, chỉ đạo về vấn đề này trong các ngày 22 và 23/6, đã có nhiều tuyên bố mạnh mẽ được đưa ra.
"Các cụ ngày xưa thường bảo “hữu xạ tự nhiên hương” nhưng giờ thì không phải như vậy nữa. Trong xã hội hội nhập sâu sắc và cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, nếu cứ ngồi chờ đợi thì không có ai biết, thay vào đó phải đổi mới, phải ra ngoài”, đại diện Bộ Công Thương phát biểu.
Brexit là cụm từ có lẽ đã trở nên quen thuộc với những người quan tâm tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới trong nhiều tháng qua. Nó chỉ về một sự kiện sẽ diễn ra vào hôm nay, thứ Năm, ngày 23/6 - khi người dân Anh sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU).
Lượng phù sa đổ về mất dần đẩy Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ tan rã.
Tại Hội thảo bàn về mua sắm Chính phủ trong thực thi các yêu cầu về minh bạch, khách quan trong mua sắm Chính phủ khi Việt Nam gia nhập TPP, ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho rằng: Dù Luật Đấu Thầu sửa đổi 2014 đã có nhiều điểm cải thiện song để "vào sân chơi TPP" chúng ta phải sửa thêm lần nữa.
Bộ Tài chính khẳng định, trong giai đoạn này, thuế nhập khẩu trong công thức tính giá cơ sở được tính theo mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền là hợp lý nhất, giải quyết được hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Từ 1/7 tới, các điều kiện kinh doanh trong các thông tư của cấp bộ nếu không được nâng cấp lên thành nghị định của Chính phủ sẽ đương nhiên vô hiệu lực. Chính vì vậy, nhiều dự thảo nghị định được vội vã xây dựng, trình phê duyệt, thậm chí không hề được lấy ý kiến doanh nghiệp. Có tới 44 dự thảo nghị định được thẩm định chỉ trong một tuần.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự