Đó là khuyến nghị của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Alibaba lớn hơn cả GDP của Việt Nam - đây là một đánh giá sai lầm giữa quy mô của một công ty và quy mô của nền kinh tế dù chúng đều được tính bằng USD.
Trước thông tin trang Bloomberg viết: “Quy mô của Alibaba còn lớn hơn cả GDP của Việt Nam hoặc New Zealand ”, trang Forbes uy tín của Mỹ gần đây đã đăng tài một bài viết đính chính lại thông tin này và cho rằng: “Đừng bao giờ nghĩ rằng Alibaba lớn hơn cả GDP của Việt Nam”.
Ông Tim Worstall của trang Forbes nhấn mạnh: “Đừng bao giờ nghĩ rằng Alibaba lớn hơn cả GDP của Việt Nam”. Bởi lẽ, ông cho rằng, đây là một đánh giá sai lầm giữa quy mô của một công ty và quy mô của nền kinh tế dù chúng đều được tính bằng USD.
Trước đó, trang Bloomberg đã đăng tải bài viết cho rằng: “Châu Á sẽ kém cỏi hơn khi nhìn vào Alibaba, chủ sở hữu của 166 tỷ USD vốn hóa thị trường, vượt qua cả GDP hàng năm ở nhiều nước. Tỉ phú Jack Ma – nhà sáng lập Alibaba gần như có thể mua được cả Việt Nam hay New Zealand”.
Theo đó, để chứng minh nhận định này là không chính xác, ông Tim Worstall đã giải thích về giá trị thị trường cổ phiếu của một tập đoàn và GDP của một quốc gia.
Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty, tập đoàn không thể liên quan đến GDP của một quốc gia. Theo đó, GDP của Việt Nam hay New Zealand hoàn toàn khác so với giá trị chứng khoán của Alibaba.
GDP của một quốc gia là giá trị của tất cả mọi thứ được sản xuất vào năm đó. Hay nói cách khác, tất cả đất đai, nhà ở, nhà máy, nguồn nhân lực, giáo dục và mọi thứ, đều được kết hợp để tạo ra GDP. Một lần nữa, điều này rõ ràng là hoàn toàn khác so với giá trị thị trường chứng khoán.
Giá trị thị trường chứng khoán là giá trị nguồn vốn của một công ty. Đó là số tiền mà tất cả những người khác đang sẵn sàng trả để sở hữu công ty đó (bỏ qua những khoản phí khác).
Ông Tim Worstall đã chứng minh điều này thông qua một ví dụ điển hình là nước Mỹ. Giá trị của nhà, đất, cổ phiếu, trái phiếu và tổng tất cả những thứ đấy tính trên đất Mỹ là trong khoảng từ 70.000 đến 80.000 tỷ USD.
So sánh con số này với GDP của Mỹ năm 2014 là khoảng 17.000 tỷ USD. Giá trị về tài chính và bất động sản không phải là tất cả tổng của cải của một quốc gia, nhưng chúng ta có thể thấy rằng, ngay cả như vậy thì thì tổng của cải theo cách tính trên vẫn lớn hơn nhiều so với cách tính GDP hàng năm của Mỹ.
Tương tự như vậy, giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba có thể bằng GDP hàng năm của Việt Nam và New Zealand, nhưng giá trị vốn của hai nước là gấp nhiều lần so với Alibaba.
Hay một phép tính khác cũng chỉ ra rằng, nếu sắp xếp các khoản mục của công ty giống như GDP hàng năm của một quốc gia. Đối với Alibaba, cách tính này gần tương tự với cách tính doanh thu sau chi phí bán hàng, khoảng 12 tỷ USD/năm.
Theo đó, con số này là khá nhỏ so với giá trị thị trường chứng khoán của Alibaba và cũng nhỏ hơn GDP của hai quốc gia trên.
“Nhiều người nghĩ rằng việc làm này của tôi là không quan trọng, nhưng tôi nghĩ nó thực sự quan trọng. Bởi lẽ, nhiều người nghĩ rằng đa số các tập đoàn đều lớn hơn so với thực tế hiện nay. Thậm chí còn lớn hơn GDP của một quốc gia.
Theo đó, tôi nghĩ rằng, việc phân tích rõ để mọi người hiểu được là điều cần thiết. Hơn nữa, nếu như các tập đoàn lớn đến vậy thì tôi nghĩ chính phủ thực sự cần phải làm nhiều hơn nữa để kiềm chế ảnh hưởng của họ”, ông Worstall cho biết
“Ví dụ như Exxon, Tập đoàn dầu khí tư nhân lớn nhất thế giới, là một ví dụ điển hình để so sánh với GDP của Luxembourg, một quốc gia có số lượng dân cư chỉ bằng một thành phố của châu Âu, 400.000 người.
Theo đó, một khi chúng ta biết được quy mô tương đối của hai loại hình tổ chức này, thì chúng ta mới có thể thảo luận thêm các vấn đề như: ai nắm tất cả quyền lực và ai cần phải “sợ” ai?”, ông cho biết thêm.
Theo Tuyết Nhung
Một Thế Giới
Đó là khuyến nghị của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau, quy mô, phạm vi và sự phức tạp của nó sẽ không giống với bất kỳ cuộc cách mạng nào mà con người đã trải nghiệm trước đó. Vậy, Việt Nam chúng ta đang đứng ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp này?
Trước thách thức mất đi lợi thế truyền thống, các chuyên gia cho rằng Việt Nam càng cần phải nắm bắt sớm những cơ hội mới khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi phát.
Bộ Công Thương đã hoàn thiện các phương án xử lý đối với 12 dự án yếu kém để trình Thường trực Chính phủ thảo luận.
Đó là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về triển vọng phát triển của Việt Nam
Thuế nhập khẩu giảm bao nhiêu, thuế môi trường tăng bấy nhiêu, không vì nguồn thu giảm mà tăng thuế nội địa - là đề xuất của chuyên gia quanh đề xuất của Bộ Tài chính tăng thuế xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít.
Không bàn đến dịch vụ công có liên quan đến nhiều cấp như hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tự do, thuận lợi làm ăn mà ở khía cạnh cơ quan chức năng làm tròn vai trò cung cấp dịch vụ của mình thôi, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điều ngang tai, trái mắt.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump với những quyết sách về đối ngoại, thương mại quốc tế khá trái ngược với những người tiền nhiệm. Chính sách "bỏ lơ" khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bác bỏ TPP... ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam khiến nhiều chuyên gia kinh tế phải "vắt óc" để "bắt mạch".
Vị trí mới của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu là 73, theo công bố của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Bên cạnh việc đề nghị Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ xem xét chủ trì tổ chức cuộc họp với 7 bộ để bàn riêng về dự án “Lên trời gọi mưa” thì “cha đẻ” của dự án có tên gọi khác lạ này cũng xin tạm ứng khẩn số tiền khổng lồ 5.000 tỷ đồng để kịp triển khai mua sắm trang thiết bị hóa chất thử nghiệm đợt 1 vào 10/10 tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự