Từ ngày 31/12, Cộng đồng ASEAN đã chính thức ra đời hứa hẹn nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên Cộng đồng ASEAN cũng ẩn chứa không ít các thách thức.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát nhận định, năm 2015 là một năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp.
Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mùa đông ấm ở miền Bắc, mưa lũ gây lụt nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng gần khắp cả nước.
Mặt khác, thị trường xuất khẩu nông, thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu và giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm. Diễn biến của thị trường tiền tệ thế giới tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn xảy ra ở một số nơi, giá vật tư đầu vào, phân bón tăng cao... đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2015 ước đạt 2,65 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2015 đạt 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,95 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,52 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 7,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Giữ đà giảm từ đầu năm tới nay, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành nay giảm rất mạnh ở các mặt hàng như càphê giảm 28,1%, cao su giảm 14,4%, chè giảm 7,4% và gạo giảm 2,9%...
Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng càphê, giảm 24,6% về khối lượng và giảm 28,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014 với khối lượng xuất khẩu càphê năm 2015 ước đạt 1,28 triệu tấn và tổng giá trị 2,56 tỷ USD.
Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh đối với ngành hàng thủy sản. Ngành hàng thủy sản trước giờ vẫn được xem là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của cả nước, tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 năm 2015 chỉ ước đạt 531 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 6,53 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngành hàng gạo mặc dù tăng 5,8% về khối lượng nhưng lại giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm đến 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, năm 2016 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm và vẫn có nguy cơ bất ổn do những mâu thuẫn về chính trị, kinh tế chưa được giải quyết giữa các nền kinh tế lớn. Tác động của chu kỳ El-Nino có khả năng tiếp tục không thuận lợi đối với các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp và dễ phát sinh dịch bệnh.
“Mặt khác, các thỏa thuận thương mại mới được ký kết sẽ tạo thêm động lực đồng thời với mức độ cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngành nông nghiệp cần hướng đến nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh./.
Từ ngày 31/12, Cộng đồng ASEAN đã chính thức ra đời hứa hẹn nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên Cộng đồng ASEAN cũng ẩn chứa không ít các thách thức.
Sức mua của người dân đang tăng trong những tháng gần đây. Việc lạm phát thấp trong năm nay là do chi phí đẩy thấp, là một yếu tố quan trọng và có lợi cho nền kinh tế.
Sau 8 năm đàm phán, ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã đi đến ký kết và tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Theo tuyên bố này, kể từ ngày 1/1/2016, 10 quốc gia thành viên trong khối sẽ cùng chung một nền tảng thị trường và sản xuất, cũng như việc di cư lao động tự do hơn. Bài viết này nhằm xem xét mức độ liên kết kinh tế nội khối của AEC và những tác động mà nó đem lại cho các nước thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tăng trưởng hồi phục, môi trường thuận lợi và lực lượng lao động trẻ có tay nghề đã giúp đưa VN trở lại là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất khu vực.
Bên lề Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trả lời phỏng vấn về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 cũng như các nhiệm vụ, giải pháp, triển vọng của nền kinh tế trong năm 2016.
Theo Tiến sĩ chuyên ngành giao thông đô thị Lê Xuân Thủy, việc đầu tư số tiền lên tới 1.000 tỷ đồng cho dự án chỉ để khai thác thí điểm xe buýt nhanh là quá lãng phí.
Việt Nam có CPI tăng thấp nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt, đó là thành công của nền kinh tế...
Mặc dù kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành quả quan trọng nhưng vẫn còn đó những khoảng cách lớn cần kiên trì san lấp.
Trong năm 2015, chúng ta đã giành thắng lợi toàn diện trên lĩnh vực kinh tế với tăng trưởng GDP ở mức cao, đà cải cách được đẩy mạnh và Việt Nam vượt lên trước từ 5-7 năm so với nhiều nước trong khu vực về tốc độ hội nhập. Trên cơ sở đó, đã bắt đầu một lộ trình mới tốt đẹp hơn và không thể cưỡng lại.
Năm 2015 đánh dấu bước phát triển mới của kinh tế Việt Nam. Những kết quả trong cả giai đoạn vừa qua đã tạo nền tảng cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, hướng tới tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự