Tại Đối thoại chính sách quan hệ Việt - Mỹ ở New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảnh báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Đây là nhận định của ông Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam trong buổi họp báo công bố Báo cáo cập nhận triển vọng phát triển châu Á 2015, sáng nay 22/9.
Sáng nay trong buổi họp báo công bố Báo cáo cập nhận triển vọng phát triển châu Á 2015, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam chính thức tuyên bố nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 lên 6,5% từ mức 6,1% trong báo cáo trước đó.
Theo đó, ADB đánh giá ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam là những điểm sáng về đầu tư nước ngoài, niềm tin người tiêu dùng và tăng trưởng tín dụng tăng cao, cùng với những chính sách hỗ trợ tăng trưởng phù hợp của chính phủ.
Tuy nhiên hiện tượng thời tiết nóng lên bất thường (El-nino) được ADB đánh giá là một trong 3 thách thức chính của Việt Nam trong thời gian tới (bao gồm thặng dư thương mại thu hẹp và nền kinh tế toàn cầu chưa ổn định). Hiện tượng El-nino khiến khô hạn diễn ra rộng khắp trên các nước châu Á-Thái Bình Dương có thể khiến sản lượng nông nghiệp và cà phê suy giảm trong năm trới.
“Trong khi El-nino diễn ra trên khắp toàn cầu, nhưng những quốc gia châu Á sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ nhất”, ông Ancha Srinivasan, trưởng nhóm chuyên gia về Biến đổi thời tiết tại ADB nhận định trong một bản báo cáo trước đó. Vị này cho rằng hạn hán diễn ra trên diện rộng sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng.
“Nếu hiện tượng El-nino tiếp tục diễn biến theo chiều hướng kéo dài không thuận lợi có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng khối nông nghiệp và khiến giá lương thực thế giới tăng cao trong năm 2016”, báo cáo ADB nhấn mạnh.
Cũng tại buổi hội thảo, ông Aaron Batten, nhà kinh tế học thuộc ADB cho rằng trong quá trình hội nhập toàn cầu, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực kém cạnh tranh và yếu nhất của Việt Nam. Kết hợp với xu hướng bất lợi từ El-nino, thì nông nghiệp càng bị ảnh hưởng xấu. Ông Aaron cũng khuyến nghị chính phủ Việt Nam cần có những chính sách cụ thể để cải thiện lĩnh vực này.
Trong năm nay, Ninh Thuận là nơi hạn hán kéo dài nhất, từ cuối năm 2014 đến giữa tháng 6/2015. Tính đến vụ hè-thu, toàn tỉnh có đến 16 nghìn ha đất nông nghiệp phải ngừng sản xuất, có nhiều nơi mất bốn vụ liền. Hàng nghìn trâu bò, dê, cừu bị chết.
Thống kê tại tỉnh Quảng Trị cũng cho thấy, toàn tỉnh có hơn 10.000 ha lúa và hoa màu vụ hè thu bị khô hạn, trong đó có 3.700 ha đất lúa không sản xuất được do thiếu nước tưới.
Đức Anh
Theo Vinanet
Tại Đối thoại chính sách quan hệ Việt - Mỹ ở New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảnh báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Theo TS Lưu Bích Hồ: "Mục tiêu tăng trưởng trong 5 năm tới khoảng từ 6,5-7% là phù hợp... Việt Nam gần như khó có khả năng tăng trưởng vượt ngưỡng trên 7% nhưng dưới 6,5% thì có thể".
Bài toán về du lịch bền vững, trách nhiệm ra đời và đi kèm với sự phát triển du lịch, nhưng chính sự chủ quan của các cấp, ngành, địa phương đã khiến chính họ giật mình và bị động khi biết được số lượng khách du lịch đến với Việt Nam 8 tháng đầu năm, đã không tăng mà càng giảm mạnh.
Qua những phân tích ở bài trước ta đã thấy tại sao Việt Nam phát triển còn chậm, hiệu suất thấp, và đã thấy những thách thức rất lớn mà hiện nay Việt Nam phải trực diện. Có lẽ rất nhiều người tiếc rằng tiềm năng của Việt Nam rất lớn mà không được phát huy.
Những thách thức hiện nay cho thấy VN không còn nhiều thời gian. Không khẩn trương có chiến lược phát triển thích đáng thì sẽ rơi vào trì trệ lâu dài, một thứ bẫy thu nhập trung bình.
Vào giữa thập niên 1980, khi bắt đầu đổi mới (1986), Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém hiệu suất. Khoảng 70% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng cả nước thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo. Công nghiệp cũng yếu và kém hiệu suất.
Là quốc gia có quan hệ kinh tế gắn bó với Trung Quốc, Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng và cần những biện pháp phòng vệ sớm, theo tiến sĩ David Dapice, Đại học Harvard.
Tiến sĩ David Dapicechuyên gia kinh tế nghiên cứu về Việt Nam
Khu vực kinh tế trong nước luôn ở tình trạng nhập siêu còn xuất siêu chủ yếu là của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những hạn chế, thách thức trong giai đoạn 2007 – 2014 được chỉ ra tại báo cáo giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới".
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tăng 5,94% (2007 – 2014), thấp hơn giai đoạn 2001-2006 trước đó khi đạt mức 7,27%.
Ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước thách thức vừa bảo đảm đáp ứng đủ nguồn vốn cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế, vừa bảo đảm phát triển nền kinh tế bền vững và hội nhập, đó là phát triển kinh tế xanh cho phát triển bền vững.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự