Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thập niên trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ viễn thông di động vào phục vụ phát triển nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.

Năm 2016, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3-3,5%, giá trị sản xuất năm tăng 3,5-4%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 31 tỷ USD và kỳ vọng sẽ đạt khoảng 39-40 tỷ USD vào năm 2020.
Thông tin này vừa được ông Trần Quốc Tuấn, Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố tại buổi Họp báo về kết quản công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do Bộ này tổ chức chiều nay (5/1), tại Hà Nội.
Theo ông Tuấn, năm 2015 được xem là năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp với nhiều yếu tố bất lợi cả về thị trường và thời tiết, tuy nhiên với những nỗ lực vượt khó ngành nông nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng và có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (gạo, càphê, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và đồ gỗ).
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 vừa diễn ra sáng nay,Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ ra rằng, nhờ việc triển khai tái cơ cấu kịp thời, đúng hướng nên toàn ngành đã duy trì đà tăng trưởng với chất lượng ngày càng được cải thiện.
“Tổng thể cả giai đoạn 2011-2015, trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững,” Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Cụ thể, bình quân cả giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành đạt 3,13%, vượt mục tiêu đề ra (từ 2,8 - 3%). Giá trị sản lượng tăng bình quân 3,68%/năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2015 ước đạt 30,14 tỷ USD.
Về Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2016 và 5 năm 2016-2020, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, mục tiêu tổng quát được xác định là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhanh thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng”.
Để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2016, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tập trung thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, tạo được chuyển biến rõ rệt hơn trên thực tiễn, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2015.
Trong đó, Bộ sẽ tập trung triển khai quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như rà soát, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế của từng địa phương, của cả nước và diễn biến của thời tiết, thị trường; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.
Mặt khác, Bộ cũng tập trung phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, các tổ chức tín dụng, lấy doanh nghiệp làm nòng cốt trong chuỗi giá trị đồng thời thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá trong tái cơ cấu./.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thập niên trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ viễn thông di động vào phục vụ phát triển nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Người nuôi heo mới đây khai nhận đã thay đổi phương thức sử dụng chất cấm. Người chăn nuôi vẫn trộn salbutamol với thức ăn cho heo ăn nhưng cơ quan chức năng khó phát hiện.
Tỉnh Quảng Ngãi là vựa hoa cúc lớn nhất miền Trung, mỗi năm cung ứng hàng trăm nghìn chậu hoa kiểng phục vụ nhu cầu chưng tết cho khắp các tỉnh miền Trung.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thônThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ NN&PTNT nhìn nhận đây là cơ hội, cũng như thách thức của toàn ngành và đã đề ra nhiều giải pháp để chuẩn bị cho hội nhập. Trong đó, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật; thu hút FDI đầu tư vào nông nghiệp… là những nội dung trọng tâm.
“Đến thời điểm này có thể khẳng định nguồn cung cấp Salbutamol đã được Bộ và C49 khống chế”, Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT cho biết.
Hàng chục hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái, ở xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trắng tay khi cả trăm tấn cá giống, cá thịt chuẩn bị xuất bán vào dịp Tết Bính Thân đồng loạt chết nổi trắng bè.
Khác với hình ảnh nông sản ế ẩm hàng loạt, dân phải đổ cho trâu bò ăn thì ở một số ngôi làng thuần nông khác, năm 2015, người dân lại bội thu tiền tỷ rồi cùng nhau mua ôtô, lên đời xe sang nhờ nuôi gà đẻ trứng, trồng cam,...
Tin lời giới thiệu của chủ cửa hàng phân bón, anh Sơn mua phân vi sinh về phun cho trên 1.200 gốc quýt đường sắp cho thu hoạch để chống gãy cành. Thế nhưng sau khi phun cả vườn quýt liên tục héo cành, vàng vọt, quả rụng và khó phục hồi trở lại, ước tính thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng.
Ông Ngô Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết diện tích cây thanh long của tỉnh hiện lên đến hơn 26.000 ha, vượt xa con số 15.000 ha theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2010 - 2015. Hệ quả, đầu ra cho trái thanh long trở nên nan giải.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự