Hàng hóa nông sản Việt Nam chưa có sự đầu tư đồng bộ từ khâu đầu đến khi phân phối đưa ra thị trường, nhất là khâu chế biến còn rất nhiều hạn chế về dây chuyền, công nghệ hiện đại...

Mô hình khoai lang Nhật Bản mới xuống giống tại Kon Tum cách đây khoảng 1-2 năm, người dân trồng thử nghiệm và đã cho kết quả rất khả quan. Có hộ sau khi trừ chi phí đã có lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/vụ. Nhưng do chưa được nhân rộng nên mô hình này vẫn còn khá mới với người dân địa phương.
Mô hình khoai lang Nhật Bản trồng thử nghiệm tại tỉnh Kon Tum cho năng suất cao. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Theo chị Phạm Thị Xuân Thùy, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp xanh Kon Tum: Qua tìm hiểu, Công ty mua giống cấy mô khoai lang Nhật Bản từ Đà Lạt về nhân giống và bán cho người dân, hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương trồng thử nghiệm mô hình này. Hiện chưa có đơn vị nào đứng ra bán mô giống khoai lang này, người dân tự nhân giống hoặc liên hệ Công ty Nông nghiệp xanh để mua giống.
Kon Tum hiện trồng khoảng 10 ha giống khoai lang Nhật Bản. Nhiều hộ sau khi thu hoạch đã lấy giống F1, F2 cho mùa vụ sau bởi giống khoai lang Nhật Bản là loài cây dễ trồng, thả ngọn cũng có thể sống được, 1 dây trưởng thành có thể cắt làm 3 đoạn đem trồng, sau khoảng 10 ngày thì cây bén rễ. Theo chị Thùy, việc trồng giống cấy mô vẫn là lựa chọn tốt nhất, cho năng suất cao hơn cách bà con tự lấy giống F1, F2, F3…
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum, là người trồng thử nghiệm và thành công với mô hình khoai lang Nhật Bản này. Với 5 ha vừa mới thu hoạch, chị Hạnh đầu tư vốn khoảng 250 triệu đồng cho giống, phân bón, hệ thống nước tưới tiết kiệm, công thu hoạch…; thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Cũng theo chị Hạnh, mỗi ha có mức đầu tư khoảng 50 triệu đồng, cho thu hoạch 20 tấn/ha, với giá 16 triệu đồng/tấn. Sau 4 tháng xuống giống, khoai lang Nhật Bản cho thu hoạch, giống cây này phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Kon Tum nên cho năng suất cao.
Ngoài thu hoạch từ củ, chị còn bán dây giống khoai lang Nhật Bản với giá 10 triệu đồng/ha. Mô hình trồng khoai lang Nhật Bản vừa dễ trồng, chi phí thấp, đầu ra ổn định, nên chị Hạnh quyết định đầu tư thêm 2 ha tại huyện Đăk Tô.
Hộ anh Hoàng Minh Phương ở thôn Đăk Tin, xã Đăk Ngọc, huyện Đăk Hà, trồng khoảng 2 ha giống khoai lang này, sau khi thu hoạch thu lãi gần 300 triệu đồng. Anh Phương cho rằng: “Mô hình này rất thuận lợi cho bà con nông dân khi vùng đất cao không trồng lúa được, chúng tôi chuyển đổi sang trồng khoai lang Nhật Bản, lợi nhuận gấp 5 - 6 lần trồng lúa.”.
Hồng Điệp (TTXVN)
Hàng hóa nông sản Việt Nam chưa có sự đầu tư đồng bộ từ khâu đầu đến khi phân phối đưa ra thị trường, nhất là khâu chế biến còn rất nhiều hạn chế về dây chuyền, công nghệ hiện đại...
Theo Bà Võ Ngân Giang, Cán bộ Chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) việc sử dụng kháng sinh không đúng cách trong quá trình chăn nuôi có thể tạo ra những nguy hiểm cho sức khỏe loài người, tạo ra những đột biến gen.
Theo cam kết, đến năm 2018 về cơ bản trong 10 nước ASEAN, mức thuế suất các loại nông sản sẽ bằng 0%. “Đây là một thách thức lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam khi mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện còn quá lỏng lẻo”, GS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận định.
Các mô hình liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp với DN làm đầu mối đóng vai trò chính trong chuỗi giá trị đang được chứng minh là mô hình phù hợp trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Giúp trình độ sản xuất được cải thiện và quy mô sản phẩm tăng lên.
Theo đánh giá của người dân nhiều địa phương vùng ĐBSCL, nuôi tôm ngày càng khó thành công. Năng suất tôm vài năm qua giảm, có vụ mất trắng.
Đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cấp tín dụng của Agribank.
Ngành nuôi tôm Việt Nam nên tăng cường hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để thu hút đầu tư, tập trung xây dựng các khu nuôi trồng, nhà máy chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cần đơn giản hóa quy trình thủ tục xin chứng nhận VietGAP, giảm thiểu các tiêu chí rườm rà, không cần thiết để người nông dân dễ thực hiện, rút ngắn thời gian xác nhận và tăng thời gian chứng nhận để người dân yên tâm sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, không chỉ riêng nông nghiệp, hạn hán, thiên tai cùng sự cố môi trường còn đe dọa đến nhiều ngành đang được xem là động lực cho tăng trưởng.
Lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, nông nghiệp tăng trưởng âm. Điều này tác động không nhỏ đến nền kinh tế đất nước, bởi lẽ suốt thời gian dài, giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp từ 19% đến 20% GDP.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự