Đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cấp tín dụng của Agribank.

Năng lượng sinh của khối phụ phẩm nông nghiệp lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô.
Trước đây, trấu chỉ được sử dụng để giữ lạnh cho nước đá, hoặc được các lò gạch, lò rượuthu gom để làm nhiên liệu nấu và thu được tro để bán làm phân bón. Nhưng vài năm gần đây, trấu được chế biến thành một loại nhiên liệu sinh khối hiệu quả, thân thiện môi trường, không chỉ sử dụng trong nước còn được cung ứng cho thị trường thế giới.
Giai đoạn năm 2010-2016, sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng dần từ 20 triệu tấn lên hơn 25 triệu tấn. Với tỉ lệ 20% là vỏ trấu, lượng trấu thu được ở mức 4-5 triệu tấn mỗi năm. Hiện nay, giá trấu tươi đã ở mức 700-800 đồng/kg, trong khi vài năm trước, giá chỉ từ 100-200 đồng có khi chỉ 50 đồng.
“Doanh nghiệp xay xát tận dụng nguồn trấu có sẵn để sản xuất rất tiện lợi, đồng thời lợi nhuận thu được từ việc bán củi trấu cao, thay vì bỏ đi như trước đây”, ông Trương Hoàng Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Vĩnh Phú, cho biết. Hiện nay, nhà máy ép trấu Hoàng Vĩnh Phú trung bình sản xuất khoảng 400-500 kg củi trấu thành phẩm, giá bán gấp đôi trấu nguyên liệu ở mức 1.300-1.500 đồng/kg. Nhà máy hoạt động chủ yếu vào ban đêm để tận dụng giá điện giờ thấp điểm.
“Khi bước vào thời điểm chính vụ, lượng trấu nhiều mới tăng cường sản xuất vào giờ cao điểm. Lợi thế lớn nhất chính là lượng trấu trong quá trình xay xát có thể đưa thẳng vào bồn dự trữ nguyên liệu của máy nên tiết kiệm được nhân công, hiện cả dây chuyền chỉ cần 7 người làm”, ông Vân chia sẻ.
Một đơn vị chuyên thu gom trấu từ các đầu mối để xuất khẩu tại TP.HCM cho biết, mỗi năm, doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 40.000 tấn trấu với giá gần 20 triệu đồng mỗi tấn. Tại Cần Thơ, mỗi tháng, Công ty Mai Hân cũng xuất khoảng 20 tấn củi trấu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật, Canada và Mỹ. Riêng thị trường Hàn Quốc, sản lượng trấu viên, trấu thanh cũng lần lượt là 10.000 tấn và 20.000 tấn. Công ty Hoàng Huynh (Tiền Giang) còn tận dụng củi trấu để sản xuất than, cứ 3 tấn củi thu được 1 tấn than thành phẩm. Công ty này cung ứng cho hệ thống siêu thị Metro với giá 5.000-5.500 đồng/kg để bán tại hệ thống và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Thái Lan và Mỹ…
“Mỗi tháng, chúng tôi bán cho Metro 6.000 tấn, lời khoảng hơn 30 triệu đồng. Tính chung cả củi và than, mỗi tháng lời khoảng hơn 100 triệu đồng”, ông Hoàng Huynh, Giám đốc Công ty, chia sẻ. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nguyên liệu này cũng được doanh nghiệp chú trọng hơn. “Doanh nghiệp sản xuất hay chế biến các mặt hàng sử dụng công nghệ lò hơi có xu hướng chuyển sang sử dụng củi trấu để thay thế cho than đá hay các chất liệu khác. Ngay cả những lò gốm phía Bắc cũng đã bắt đầu mua củi trấu từ đồng bằng sông Cửu Long để nung gốm”, ông Huynh chia sẻ thêm.
Công ty IEV Việt Nam mới đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất củi trấu tại khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Đây là nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh khối quy mô đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long của Công ty IEV Việt Nam.Nhà máy được xây dựng trên diện tích 16.000 m2 với tổng vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng, sản phẩm làm ra đạt hơn 150 tấn/ngày. Nhà máy có lợi thế nằm gần khoảng 30 nhà máy xay xát lúa gạo lớn, là nguồn cung cấp trấu phong phú để cho ra sản phẩm củi trấu.
Việc sử dụng củi trấu nhanh chóng giảm áp lực về sử dụng chất đốt tại một số ngành sản xuất như thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, gốm… “Với giá 1.400 đồng/kg, sử dụng củi trấu sẽ tiết kiệm 50% chi phí dành cho nhiệt lượng so với than đá. Nếu doanh nghiệp dùng 20 tấn than, chuyển sang sử dụng củi trấu mỗi ngày sẽ tiết kiệm không dưới 1 tỉ đồng mỗi năm”, anh Lê Ngọc Phát, quản lý một xưởng chế biến củi trấu, giới thiệu. Còn theo bà Phạm Ngọc Xuân, Giám đốc Ban Quản lý dự án hợp tác giữa An Giang với Thụy Điển, chiết xuất sillica từ tro trấu có giá tham khảo trên thị trường lên đến 50.000 USD/kg.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối. Theo Viện Năng lượng Việt Nam, riêng tiềm năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp gồm rơm rạ, trấu, bã mía và các loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Đặc biệt nguồn năng lượng này sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30 năm. Tuy nhiên, do thiếu các dự án đầu tư phát điện công nghệ hiện đại và quy mô lớn nên nguồn nguyên liệu “vàng” này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả.
(Xaluan)
Đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cấp tín dụng của Agribank.
Thời gian gần đây, một thương hiệu chuối mới của Việt Nam đã tìm được đường xuất khẩu sang Nhật, Trung Đông, Hàn Quốc.
Ngành nuôi tôm Việt Nam nên tăng cường hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để thu hút đầu tư, tập trung xây dựng các khu nuôi trồng, nhà máy chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cần đơn giản hóa quy trình thủ tục xin chứng nhận VietGAP, giảm thiểu các tiêu chí rườm rà, không cần thiết để người nông dân dễ thực hiện, rút ngắn thời gian xác nhận và tăng thời gian chứng nhận để người dân yên tâm sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, không chỉ riêng nông nghiệp, hạn hán, thiên tai cùng sự cố môi trường còn đe dọa đến nhiều ngành đang được xem là động lực cho tăng trưởng.
Lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, nông nghiệp tăng trưởng âm. Điều này tác động không nhỏ đến nền kinh tế đất nước, bởi lẽ suốt thời gian dài, giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp từ 19% đến 20% GDP.
Trong đợt hạn mặn kỷ lục vừa qua, hàng ngàn nông dân (ND) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rơi vào cảnh trắng tay, vỡ nợ khi lúa, hoa màu, mía chết cháy, sản xuất thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng….
Tại hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm, Bộ NNPTNT đã công bố một số liệu không mấy vui vẻ, đó là lần đầu tiên ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.
Câu chuyện về nỗ lực thoát nghèo bằng cây xà lách của người dân làng Kawakami đã trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản.
Trước áp lực mở cửa thị trường nông nghiệp theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như nhận thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác, các nhà đầu tư Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự