tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Chuyên gia của FAO: "Kháng sinh trong chăn nuôi là rào cản lớn của thực phẩm sạch"

  • Cập nhật : 26/07/2016

Theo Bà Võ Ngân Giang, Cán bộ Chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) việc sử dụng kháng sinh không đúng cách trong quá trình chăn nuôi có thể tạo ra những nguy hiểm cho sức khỏe loài người, tạo ra những đột biến gen.

NDH đã có cuộc trao đổi với Bà Võ Ngân Giang, Cán bộ Chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO),quanh câu chuyện vấn đề thực phẩm sạch và hạn chế đến tiến tới không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Bà đánh giá như thế nào về thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam?

Không chỉ ở Việt Nam mà câu chuyện kháng sinh nội dung quan trọng thế giới rất quan tâm. Tồn dư của kháng sinh dẫn đến việc nhờn thuốc, tạo ra các chủng kháng khuẩn, nếu những chủng này phát triển rộng trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thế giới rất lo ngại vấn đề này, những khuẩn đó có khả năng kháng thuốc cao và tạo ra những nguy hiểm cho sức khỏe loài người, tạo ra những đột biến gen.

Kháng sinh bằng cách này hay cách khác trở thành thói quen không tốt của người chăn nuôi, kháng sinh được vào chăn nuôi bằng hai con đường chính: thứ nhất là trộn kháng sinh trong thức ăn coi như là một biện pháp kích thích tăng trưởng; thứ hai dùng kháng sinh vì cho rằng nosex phòng được bệnh. Qua thời gian dùng nhiều, tạo thành thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và người chăn nuôi mặc định với ý nghĩ rằng cứ trộn vào nhiều mới đảm bảo và an toàn, không bị nguy cơ mất đàn vật nuôi vì dịch bệnh.

Vấn đề quan trọng là cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng, không nên lạm dụng quá kháng sinh, hướng dẫn họ có phương thức sử dụng hiệu quả. Đó là các nội dung mà doanh nghiệp và cơ quan ban ngành cần lưu tâm hỗ trợ người dân.

Khi sử dụng kháng sinh, ngoài sử dụng đúng liều, đủ liều, không quá liều, cần chú trọng sử dụng trước thời gian quy định để lượng kháng sinh đủ thời lượng thải kháng sinh ra ngoài, để giết mổ chất lượng thịt được an toàn cho người dùng.

FAO đã tổ chức một vài hội thảo về vấn đề này. Tại hội thảo, các doanh nghiệp rất quan tâm, và các doanh nghiệp nhìn nhau để làm kiểu như “nếu tôi rút kháng sinh, sản phẩm của tôi có bán được trên thị trường hay không” và nếu doanh nghiệp mạnh dạn đi trước sợ có mất thị trường, giảm lượng bán hay không.

Doanh nghiệp cũng còn phải tìm các lựa chọn để thay thế cho kháng sinh mà các giải pháp này không phải có sẵn.

Khó khăn lớn nhất trong hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi là nhận thức của người chăn nuôi và thị trường của doanh nghiệp. Được biết, Cục chăn nuôi , Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông đã có những phát biểu mạnh mẽ trên truyền thông về hạn chế, tiến tới cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

ba vo ngan giang. anh h.y

Bà Võ Ngân Giang. Ảnh H.Y

DN làm mới mình và làm mình mạnh bằng sự khác biệt

Bà nói rằng, doanh nghiệp chăn nuôi nói không với thuốc kháng sinh có thể dính vào nguy cơ mất thị trường?

Có khả năng xảy ra điều đó nếu doanh nghiệp không tận dụng được ưu thế có thể làm mất thị trường. Nhưng doanh nghiệp cũng có thể thay đổi tình thế, làm mới mình và làm mình mạnh bằng sự khác biệt. Như thay vì sử dụng kháng sinh có giải pháp thay thế ví như sử dụng men vi sinh, giới thiệu quy trình chăn nuôi tốt hơn cho người chăn nuôi, đảm bảo với sản phẩm không có kháng sinh vẫn đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Biến khó thành mạnh không phải việc dễ, và không phải ngày một ngày hai, cần có sự vào cuộc của nhiều bên.

Vừa qua, BioSpring đã giới thiệu ra thị trường một sản phẩm mới có tên Probiotics giúp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, bà đánh giá thế nào về giải pháp mà doanh nghiệp này đưa ra?

Hướng đi của BioSpring rất mới và tích cực, hỗ trợ với cộng đồng. Tôi nghĩ cần có sự vào cuộc của cộng đồng, để hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

BioSpring đi đầu trong trào lưu này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng tôi tin rằng với nỗ lực của công ty họ sẽ vượt qua được khó khăn đó, hy vọng chờ đợi sự thành công của họ.
Càng ngày có nhiều công ty làm như vậy để có lợi về mặt sức khỏe cộng đồng, nhưng câu trả lời còn phụ thuộc vào chất lượng bản thân sản phẩm và sự đánh giá của thị trường.

Vấn đề then chốt của bảo đảm VSATTP

Bà đánh thế nào về việc thực hiện vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP) ở một số doanh nghiệp mà nhóm có cơ hội làm việc, khảo sát?

Bức tranh về thực hiện vệ sinh ATTP ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau, khó có thể có một đánh giá đầy đủ, tổng quát cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, quy mô khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói rằng các doanh nghiệp đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến khâu ATTP, đáp ứng các quy định quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng về ATTP và chất lượng sản phẩm, chú trọng đến uy tín và thương hiệu.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều việc phải làm, tập trung ở các khâu: Xây dựng quy trình sản xuất, chú trọng hơn đến kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và kiểm soát nội bộ; tăng cường công tác truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng dọc chuỗi; đánh giá như thế nào về tiêu chuẩn VSATTP của Việt Nam so với bộ tiêu chuẩn của thế giới?

Các bộ ngành đã tập trung nguồn lực xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATTP có tham khảo các tiêu chuẩn ISO, codex. Điều này giúp cho các tiêu chuẩn VSATTP của Việt Nam Nam ngày các tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường mục tiêu, nới các tiêu chuẩn quốc tế được yêu cầu áp dụng

Theo bà, đâu là những hạn chế lớn nhất trong việc đảm bảo VSATTP mà những doanh nghiệp Việt đang gặp phải?

Nguồn cung thực phẩm Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, không đồng đều về chất lượng và chưa ổn định về số lượng. Bên cạnh đó có quá nhiều tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, chưa minh bạch thông tin về chất lượng nguyên vật liệu và hệ thống truy xuất chưa vào cuộc. Đồng thời chi phí kiểm tra, kiểm nghiệm và xác nhận chất lượng ATTP lớn, làm đội giá thành sản phẩm.

Theo bà, vấn đề then chốt khiến một DN có thể thực hiện tốt việc bảo đảm VSATTP?

Có rất ít doanh nghiệp làm từ đầu đến cuối khâu sản xuất, mà chỉ tham gia từng công đoạn của sản xuất để tạo ra sản phẩm, vậy nguyên tắc kiểm soát một bước tiến một bước lùi là rất quan trọng.

Cần chú trọng đảm bảo tính trách nhiệm và khả năng kiểm soát chất lượng nội bộ cho từng công đoạn sản xuất, thông qua việc áp dụng các quy trình sản xuất tốt.

Tôi cho rằng, tùy theo thị trường mục tiêu, cần lựa chọn các bộ tiêu chuẩn chất lượng phù hợp, đầu tư nghiêm túc và gắn liền với thương hiệu và uy tín trên thị trường mục tiêu minh bạch thông tin để xây dựng chuỗi ổn định và phát triển bền vững.

Cảm ơn bà!


Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục