Nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp phụ trợ và nhiều ngành khác nữa… của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hiện rất lớn.

Trong quý III/2017, số người thất nghiệp trên cả nước giảm 10,9 nghìn người so với quý II. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng gần 0,2 điểm phần trăm so với quý trước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng số lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III năm nay ước tính 53,8 triệu người, bao gồm 21,7 triệu người đang làm việc ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 40,4% tổng số; ngành công nghiệp và xây dựng 13,8 triệu người, chiếm 25,7%; ngành dịch vụ 18,3 triệu người, chiếm 33,9%.
Số người thất nghiệp của quý III năm 2017 là 1,11 triệu người, giảm gần 10,9 nghìn người so với quý II năm 2017 và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,02%, so với quý trước tỷ lệ này giảm nhẹ.
Theo Tổng cục Thống kê, với các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 đã tạo thêm được việc làm dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ.
Thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 55,1% tổng số thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cả nước là 7,8%, tăng gần 0,2 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 12%.
Tổng cục Thống kê cho rằng nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tăng là do số sinh viên đã tốt nghiệp ra trường tham gia vào lực lượng lao động và đi tìm kiếm việc làm trong quý III tăng. Thêm vào đó, một lượng lớn học sinh, sinh viên nghỉ hè có nhu cầu tìm kiếm việc làm phụ giúp gia đình cũng góp phần làm tỷ lệ thất nghiệp nhóm này tăng cao trong quý III.
Đáng chú ý, thu nhập bình quân hàng tháng trong quý III/2017 của lao động làm công ăn lương là 5,5 triệu đồng, tăng 159,8 nghìn đồng so với quý trước, tăng hơn 500 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân của sự chuyển biến này là do chính sách tăng lương cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức vào đầu tháng 7 năm nay của Chính phủ.
Thanh Tâm
Theo NDH.VN
Nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp phụ trợ và nhiều ngành khác nữa… của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hiện rất lớn.
Hơn 90% giới chủ dự đoán tổ chức của họ sẽ bị tác động bởi số hóa trong 2 năm tới.
Pháp luật của Việt Nam không cho phép các doanh nghiệp (DN) đưa lao động đi làm việc ở Singapore và các nước khác theo dạng hợp đồng tư vấn dịch vụ, hỗ trợ visa.
Thu gọn cấp xã, tổ chức linh hoạt sở ngành, giảm đơn vị trực thuộc bộ... là giải pháp được nêu trong Nghị quyết của Trung ương.
Năm 2017, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia.
Hàng ngàn công nhân thuộc Công ty giầy Venus ở Hà Trung, Thanh Hóa đã nghỉ việc đòi các quyền lợi chính đáng mà đáng ra họ được hưởng theo quy định của pháp luật về lao động.
Có nơi tới 80% phụ nữ trên 35 tuổi làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc.
Bà Trần Thị Ái Linh (Bình Dương) là thành viên hợp danh của Văn phòng Công chứng Nguyễn Thị Gái. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, Văn phòng có chia lợi nhuận/lợi tức cho các thành viên hợp danh và khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân. Bà Linh hỏi, khoản thu nhập từ lợi nhuận này có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Ngày 01/09/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định 101/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức đã nêu rõ các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo.
Có 180.000 người có trình độ cử nhân trở lên đang thất nghiệp
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự