Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam cao nhất Đông Nam Á song vẫn khó bắt kịp các nước trong khu vực.

Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, trong quý II/2016, các doanh nghiệp tại thành phố này cần tuyển thêm 70.000 lao động.
Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành sản xuất kinh doanh như: Kinh doanh – Bán hàng, Dịch vụ phục vụ, Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Công nghệ thông tin, Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng, Kế toán – Kiểm toán, Dệt may – Giày da, Cơ khí, Kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng...
Dự kiến nhu cầu tuyển dụng trong tháng 4/2016: 25.000 chỗ làm việc; tháng 5/2016: 20.000 chỗ làm việc và tháng 6/2016: 25.000 chỗ làm việc. Trong đó về trình độ lao động phổ thông chiếm 30%, Sơ cấp nghề - CNKT lành nghề chiếm 15%, Trung cấp 20%, Cao Đẳng – Đại học – Trên Đại học 35%.
Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM cũng cho biết, trong tháng 4/2016 sẽ diễn ra các hoạt động nghỉ lễ 30/4, giỗ Tổ Hùng Vương, nhu cầu tuyển dụng cần 20.000 chỗ làm việc và 5.000 lao động thời vụ, bán thời gian thu hút lực lượng lao động là sinh viên, lao động phổ thông.
Theo NDH.VN
Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam cao nhất Đông Nam Á song vẫn khó bắt kịp các nước trong khu vực.
Một doanh nhân nhận xét, người Việt thường hay làm việc theo kiểu làm đến đâu thì... sửa đến đó.
Ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Việt Nam có khả năng được ký lại biên bản ghi nhớ bình thường về hợp tác lao động với Hàn Quốc.
Những vụ lừa xin việc không chỉ khiến các nạn nhân mất tiền mà còn dẫn đến các bi kịch khác cùng hậu quả xã hội khôn lường.
Chiếm 60% trên tổng số lao động đi nước ngoài, Đài Loan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng thu phí “trên trời” và nạn bỏ trốn khiến Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất thị trường này.
Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), có 8 ngành nghề được tự do di chuyển giữa các nước trong khối. Điều này sẽ mở ra những cơ hội và thách thức như thế nào với thị trường lao động Việt Nam? Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi để làm rõ hơn về vấn đề này.
Dù tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nền kinh tế có giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, song tỷ lệ người thất nghiệp ở khu vực nông thôn đang có dấu hiệu tăng lên.
Có tới 64,9% nhu cầu tìm việc của người lao động ở mức lương từ 6 – 10 triệu; mức lương trên 10 triệu chỉ chiếm 14,17%.
Việt Nam có tỷ lệ rất thấp lao động có bằng cấp, chứng chỉ, 54 triệu lao động chủ yếu làm công việc đơn giản, không cần trình độ, chuyên môn và có khoảng 30% lao động không đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều sinh viên ngân hàng được tuyển chọn thành nhân viên chính thức từ chương trình thực tập sinh tiềm năng bởi họ đã có những bí quyết để tỏa sáng bên cạnh những tố chất và năng lực sẵn có.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự