tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhật khát lao động: Việt Nam có nắm được cơ hội hiếm?

  • Cập nhật : 05/09/2015

(Tin kinh te)

Nhật Bản cần lao động đó là cơ hội hiếm có, nhưng do thiếu tính sẵn sàng trong đào tạo nguồn nhân lực, nên VN dễ để tuột mất cơ hội.

Cơ hội tốt nhưng khó khăn, thách thức với VN

Những ngày qua, trên truyền thông quốc tế cho hay, ở Nhật Bản, mỗi tháng có hàng chục nghìn việc làm được đăng tuyển mà không có ai nộp hồ sơ. Trong khi đó, chỉ tính 3 tháng đầu năm, cả nước VN đã có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề.

Nhìn nhận về cơ hội việc làm cho lao động Việt, trao đổi với Đất Việt, ngày 4/9, PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, Bộ LĐTB&XH cho hay: "Đương nhiên một thị trường như Nhật Bản cần tuyển dụng, thì đó là cơ hội vô cùng tốt, nhưng để biến cơ hội thành hiện thực là rất khó khăn. 

Ví dụ như ở ngay các nước châu Âu cũng vậy, dù họ cũng rất thiếu lao động trình độ cao, nhưng để vào được thị trường đó, cũng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện ngặt nghèo: Thứ nhất, chuyên môn phải phù hợp, theo đúng ngành họ cần chứ không phải cái danh bằng cấp, cụ thể như họ cần thợ hàn là đúng thợ hàn, hộ lý đúng là hộ lý, nghĩa là phải làm được việc.

Thứ hai, khả năng ngoại ngữ, đây chính là điểm chúng ta đang vô cùng thiếu, như muốn sang lao động tại Nhật Bản thì ít nhất cũng phải biết tiếng Nhật. Nghề học ngày xưa của chúng ta chủ yếu là tiếng Nga, bây giờ là tiếng Anh, nhưng học sinh ra trường thì chữ tác đánh chữ tộ".

Bên cạnh đó, theo ông Tiến nếu qua được Nhật làm việc thì lương sẽ rất cao, đảm bảo có việc làm rất ổn định. Để thấy, việc thị trường Nhật khát lao động, đó chính là cơ hội và thách thức của chúng ta, dù đó là cơ hội hiếm có.

Không những thế, sắp tới, VN gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN từ 10 thị trường chỉ còn 1 thị trường về mặt lý thuyết, như vậy cơ hội lao động nói chung, lao động có tay nghề trình độ cao, có khả năng được hưởng lương như các nước khác, đó là cơ hội lớn, nhưng thách thức cũng sẽ tương tự như vậy.

"Hiện thực của thị trường lao động Việt hiện nay đó là cơ hội thì có nhưng lực lượng đáp ứng được yêu cầu thì hạn chế, nên bị tuột mất cơ hội.

Sự chuẩn bị của chúng ta cho việc đón cơ hội, tầm nhìn xa là chưa có, tính sẵn sàng để hội nhập của lao động VN còn hạn chế. Khi có cơ hội thì mới đi chuẩn bị, loay hoay, nên để cơ hội dễ dàng vượt qua mất", ông Tiến nhận định.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cũng đưa ra quan điểm: "Thực ra Nhật cũng đang dần mở cửa, tuyển dụng lao động VN, cho nên nếu họ có nhu cầu thì đó là cơ hội của chúng ta, nhưng vấn đề lao động của VN, còn đang khó khăn trong việc đáp ứng những điều kiện, tiêu chí phù hợp với nhu cầu của họ.

Chúng ta có hai loại, một là, về lao động phổ thông không được đào tạo bằng cấp, đối tượng này Nhật cũng không cần quá nhiều; hai là, lao động có đào tạo bằng cấp nhưng đào tạo theo chuyên môn khác với yêu cầu của họ, hay đúng chuyên môn nhưng chỉ trên sách vở, chưa có kỹ năng nhất định. Đó là tồn tại của những lệch pha.

Tuy nhiên, tất cả các đối tượng lao động đều gặp khó khăn là biết tiếng Nhật, cho nên dù cơ hội đã đến, nhưng không phải chúng ta sẽ nắm bắt được ngay".Theo ông Nam, quy trình đào tạo của chúng ta hiện nay kém, chủ yếu hô hào nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng không tạo nguồn. Đáng lẽ phải có dự báo trước, ngành nào, nghề nào ở những môi trường lao động nào cần tuyển dụng, thì sẽ mở lớp tạo nguồn.

xuat khau lao dong sang nhat ban vua la co hoi va cung la thach thuc

Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản vừa là cơ hội và cũng là thách thức

Ở VN thì khác, đào tạo tràn lan, các trường nghề thì cũng tuyển dụng đúng chỉ tiêu đề ra, cho nên học sinh ra trường mới thất nghiệp tràn lan.

Lao động thiếu khả năng hội nhập, kỹ năng mềm

Nhìn nhận ở góc độ khác, khi các DN Nhật Bản đã nhiều lần đánh giá cao lao động Việt Nam ở sự thật thà, chăm chỉ, cần mẫn học hỏi, ông Nam cho rằng: "Người Việt luôn có nhu cầu kiếm nhiều tiền nên rất chịu khó làm việc, như người Nhật họ chỉ làm việc 6-8h/ngày, còn chúng ta có thể làm 10h/ngày, người ta nghỉ lễ, còn chúng ta vẫn có thể đi làm".

(Theo Đất Việt)

Trở về

Bài cùng chuyên mục