Ông Trần Thoại, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), vừa cho biết đến cuối năm 2015, số lao động đang làmviệc chỉ còn gần 100.000 người, giảm gần 19% so với năm trước(tương đương khoảng 20.000 người nghỉ việc).

Tổng số lao động tại TKV đã giảm hơn 5.000 lao động song vẫn đang ở mức gần 117.000 người trong năm 2015. Lương bình quân 8,7 triệu đồng/người/tháng, riêng lao động sản xuất than hưởng mức lương 9,2 triệu đồng/người/tháng.
Thông tin tại buổi gặp mặt cuối năm (22/1), lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản (TKV) cho biết, trong năm 2015, đã giảm tổng cộng 5.057 lao động.
Số lao động toàn tập đoàn hiện ở mức 116.934 người với tiền lương bình quân toàn tập đoàn là 8,7 triệu đồng/người/tháng. Mức này tăng 3% so với năm 2014.
Đáng chú ý là với đối tượng lao động sản xuất than, mức lương bình quân được hưởng cao hơn, đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 6% so với năm 2014.
Tuy nhiên, tai nạn lao động vẫn đang là một vấn đề với ngành này khi trong năm 2015, tại TKV xảy ra 17 vụ tai nạn lao động làm chết 20 người (lãnh đạo TKV cho biết đã giảm 7 người so với năm trước đó).
Về kế hoạch năm 2016, TKV cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung toàn tập đoàn sẽ được nâng lên 9,1 triệu đồng/người/tháng, trong đó lương cho bộ phận sản xuất than là 9,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với mức hiện hành 2015.
Trong khi đó, doanh thu năm 2016 dự kiến trên 110.000 tỉ đồng và lợi nhuận đạt 1.000 tỉ đồng, nộp ngân sách 12.250 tỉ đồng. Năm 2015, doanh thu thực hiện của TKV đạt 106.860 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận thu được 600 tỉ đồng.
Ông Trần Thoại, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), vừa cho biết đến cuối năm 2015, số lao động đang làmviệc chỉ còn gần 100.000 người, giảm gần 19% so với năm trước(tương đương khoảng 20.000 người nghỉ việc).
Trong 8 nhóm ngành lao động các nước thành viên Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được phép di chuyển tự do thì kĩ sư được dự đoán là ngành dịch chuyển nhiều nhất, theo ông Simon Matthews - chuyên gia tư vấn nhân sự.
Mỗi nước đều có những quy định riêng, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ việc làm trong nước như lao động phải biết tiếng nước sở tại, chỉ tuyển lao động nước ngoài khi không tuyển được lao động trong nước…
Người lao động tại lĩnh vực khai thác khoáng sản, xăng, dầu và khí đốt nhận được mức thưởng cao nhất, có đến 14% nhận được hơn 4 tháng lương thưởng.
Lương thưởng, đặc biệt trong dịp tết cổ truyền, thường là một trong những chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp nhằm giữ chân nhân viên.
Phụ cấp chức vụ, khu vực, thâm niên... và nhiều khoản khác sẽ được dùng tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc từ ngày 15/2/2016.
Thay vì sử dụng tiền mặt như thông thường, nhiều doanh nghiệp sử dụng tương ớt, quần đùi... để thưởng Tết.
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về ủy quyền giao kết hợp đồng lao động, lương và phúc lợi trong hợp đồng, trình tự thông báo cơ quan nhà nước khi thay đổi cơ cấu công nghệ… có hiệu lực 1/1/2016.
Đóng BHXH theo mức thu nhập; Tăng lương tối thiểu vùng; Thanh niên tình nguyện được hưởng chính sách như người có công; Trợ cấp mất việc ít nhất bằng hai tháng lương; chế độ nghỉ thai sản; Điều chỉnh cách tính lương hưu... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 1-2016.
Phải đến năm 2035 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới có thể đạt hơn 10.000 USD, tức là chỉ tương đương GDP/người của Malaysia hiện nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự