tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Lao động ngoại vào Việt Nam: 'Vắt chân lên cổ mà chạy'

  • Cập nhật : 17/11/2015

(Lao dong)

Mất lợi thế cạnh tranh; yếu cả trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, lao động Việt chỉ có thể làm thuê trong nước.

TS. Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội) cho biết, một trong những đặc tính đầu tiên khi tham gia hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN ngoài việc quy định về dòng vốn VN cần biết rằng sẽ có một sự dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước trong khu vực.

Về mặt lý thuyết, nghĩa là lao động từ thị trường nước này hoàn toàn có thể được tự do đi lại, dịch chuyển sang nước khác. Đương nhiên, lao động VN cũng có thể sang Singgapore, Thái Lan hay Lào để làm việc và ngược lại.

Đừng trông chờ sự bảo hộ

Cũng giống nhận định của nhiều chuyên gia, ông Tiến cho rằng, sự dịch chuyển lao động này là tất yếu. Cần lưu ý là từ năm 2015, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, bao gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề)... được di chuyển tự do hơn.

nguy co co them nhieu cu nhan that nghiep, thac si ban tra da trong tuong lai

Nguy cơ có thêm nhiều cử nhân thất nghiệp, thạc sĩ bán trà đá trong tương lai

Lao động kỹ năng thấp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của VN lúc này không còn là lợi thế và dễ khiến VN thành xưởng gia công của thế giới nếu không sẽ phải đối diện với nạn thất nghiệp gia tăng chóng mặt.

Tức là sẽ có một sự cạnh tranh gay gắt giữa nguồn lao động trong nước và nguồn lao động nước ngoài. Đến khi đó, mất đi lợi thế giá rẻ, lao động VN lại yếu thế cạnh tranh so với các đối thủ trong nội khối về cả trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ thì đến làm thuê cũng khó được tuyển dụng.

“Lao động của VN vẫn còn những điểm yếu và khoảng trống trong các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc, các kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, và các kỹ năng cốt lõi như làm việc theo nhóm và giao tiếp.

Nếu chất lượng và tính kỷ luật, tác phong không được cải thiện lao động trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ tiếp tục làm gia công cho các nhà đầu tư nước ngoài vào VN, cạnh tranh căng thẳng với lao động nước ngoài ở mọi vị trí, trong khi các việc làm có giá trị gia tăng cao ở trong nước rơi vào tay người nước ngoài", vị chuyên gia nói.

"Họ hoàn toàn có quyền được thuê những lao động nước ngoài có đủ trình độ, kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của họ như Lào, Thái Lan, hay Campuchia nếu lao động của họ tốt hơn Việt Nam". Ông Tiến nói, những lý do trên đã đủ để lao động Việt thua ngay trên sân nhà.

Đứng trước thách thức này, về phía nhà nước, vị chuyên gia cho rằng cần có những hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ việc làm cho lao động trong nước. Tuy nhiên, đây chỉ được xem là biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng có được việc làm cho lao động trong nước chứ không phải bảo hộ cho người lao động. Ví dụ, thông qua các ký kết hợp đồng có thể yêu cầu doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ thế nào? Đưa ra những điều khoản giàng buộc doanh nghiệp nước ngoài phải sử dụng bao nhiêu phần trăm lao động địa phương; tỉ lệ lao động chất lượng cao là bao nhiêu và lao động phổ thông là bao nhiêu...? Đó là việc bắt buộc phải làm mà lẽ ra phải làm từ rất lâu rồi.

“Vấn đề chính là phải nâng cao được chất lượng lao động Việt chứ không phải câu chuyện nâng cao khả năng được lao động trong nước”, ông Tiến nói.

(Theo báo Đất Việt)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục