Mất lợi thế cạnh tranh; yếu cả trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, lao động Việt chỉ có thể làm thuê trong nước.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, số người có bằng cấp thất nghiệp tiếp tục tăng, với hơn 418 nghìn người có trình độ trung cấp trở lên thất nghiệp.
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý II/2015, Bộ LĐ-TB&XH công bố sáng 30/10, trong quý cả nước có hơn 1,14 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (chiếm 2,42% tổng số lao động cả nước). Trong đó, phần lớn người thất nghiệp là nam thanh niên ở nông thôn.
Đáng chú ý, theo báo cáo này, có tới 418,5 nghìn người có trình độ trung cấp trở lên thất nghiệp (chiếm 36,6% tổng số người thất nghiệp). Trong đó, có 199,4 nghìn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp (chiếm 17,4% số người thất nghiệp), tăng 22 nghìn người so với quý trước đó. Hơn 101 nghìn người có trình độ cao đẳng thất nghiệp. Theo đơn vị thống kê, chỉ có lao động thất nghiệp trình độ cao đẳng, giảm so với quý trước, còn các nhóm có bằng cấp khác đều tăng.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (chứ chỉ sơ cấp trở lên) có 10,7 triệu người, chiếm hơn 20% lực lượng lao động.
Trong đó, riêng trình độ đại học trở lên có 4,47 triệu người. “Nước ta đang mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo nghề và giáo dục đại học, người có bằng đại học dư thừa, nhưng lao động tay nghề lại thiếu. Năm học vừa qua, thí sinh 12 điểm vẫn đỗ đại học, sau này, những người đó chỉ có bằng đại học chứ không phải người có trình độ đại học”, bà Hương nói. Bà Hương cho biết, hiện ngành kế toán, tài chính, kinh doanh, bán hàng cung đang vượt cầu.
Về thu nhập, bình quân tháng của người lao động Việt Nam là 4,4 triệu đồng/tháng (giảm so với quý 1). Trong đó, lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục có thu nhập bình quân tháng cao nhất với 6,1 triệu đồng/tháng; tiếp đến là doanh nghiệp có vốn nước ngoài hơn 5 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp ngoài nhà nước 4,9 triệu đồng/tháng. Thu nhập thấp nhất là lao động ở khu vực hợp tác xã chỉ 2,8 triệu đồng/tháng.
Theo bà Hương, hiện cả nước có khoảng 2,7 triệu người có thu nhập thấp (dưới 2 triệu đồng/tháng) và số này có dấu hiệu tăng. “Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa chuyển hóa tới thị trường lao động, chưa nâng cao được đời sống người lao động”, bà Hương nói. Trong nhóm người thu nhập thấp, những người có trình độ đại học trở lên chiếm 3,7%, nhóm thợ kỹ thuật chiếm 15%, theo bà Hương, điều này thể hiện nhiều người có bằng cấp nhưng chưa chắc đã có trình độ (đây là lý do tại sao họ vẫn có thu nhập thấp và thất nghiệp vẫn gia tăng).
Về tạo việc làm, trong quý cả nước có thêm 103 nghìn việc làm mới (cả nước 52,5 triệu người có việc), tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm 68,7%).
Theo Lê Hữu Việt
Tiền Phong
Mất lợi thế cạnh tranh; yếu cả trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, lao động Việt chỉ có thể làm thuê trong nước.
Sau 8 năm triển khai loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến nay, cả nước mới có 200.000 lao động trong số 37 triệu lao động tự do tham gia.
Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, sức ép cạnh tranh có thể khiến nhiều doanh nghiệp phá sản... là những rủi ro về việc làm tại Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Trình độ, năng suất lao động của Việt Nam hiện đang ở tốp cuối trong 12 nước tham gia TPP.
Tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức là cần thiết, tuy nhiên ngân sách thâm hụt, tăng chi thì không biết lấy tiền ở đâu.
Hẳn nhiều người sẽ phải há hốc miệng ngạc nhiên vì không ngờ công việc kỳ lạ này có thể giúp “hái ra tiền” đều đặn.
Bình quân lương của lao động làm doanh nghiệp Nhà nước là 6,15 triệu đồng một tháng, cao hơn một triệu đồng so với mức bình quân của doanh nghiệp FDI.
Ngày 07/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP (“Nghị định 88”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP hiện hành về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Phóng viên thường trú của Thanh Niên tại Bangkok đã trải qua những ngày lăn lộn, thậm chí vào tù thăm nuôi, cùng những người VN lao động bất hợp pháp trên đất Thái Lan để tìm hiểu về những thân phận tha hương sống chui nhủi ở nước ngoài.
Gần 150 lao động đã nộp gần 10 tỉ đồng tiền học phí, tiền hồ sơ, tiền đặt cọc cho Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự