Tin lời phỉnh dụ của kẻ lừa đảo, nhiều người dân nghèo ở các tỉnh ĐBSCL đã vay mượn, cầm cố nhà cửa, ruộng vườn lấy tiền qua Mỹ lao động mong đổi đời. Tuy nhiên, “giấc mơ Mỹ” thì mịt mù còn họ phải đối mặt nợ nần chồng chất.

Tại Việt Nam, khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động hiện nay chưa có nguồn thu nhập ổn định sau khi về hưu để trang trải chi phí sinh hoạt thường ngày, chưa kể đến các chi phí chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh khi về già.
Theo báo cáo của CTCK BVSC, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm cao nhất giai đoạn 2016-2020.
Vì sao triển vọng tăng trưởng ngành bảo hiểm Việt Nam lớn?
Tiềm năng tăng trưởng xuất phát từ sự khác biệt trong hệ thống phúc lợi xã hội & chăm sóc y tế. Các khoản chi phí chăm sóc y tế được thực hiện chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước tại các nước phát triển trên thế giới với tỷ trọng khoảng 68-70% tổng chi phí.
Tại các nước Asean, tỷ lệ này tại hầu hết các quốc gia đều ở mức thấp (10-45%), ngoại trừ nước phát triển hơn là Indonesia, Thái Lan. Tại Việt Nam, chỉ có khoảng 39% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe được chi trả từ nguồn ngân sách.
Báo cáo này chỉ ra, người Việt Nam vẫn đang phải bỏ tiền túi để chi trả cho các chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe không được ngân sách nhà nước tài trợ. Tại các nước phát triển và các quốc gia phát triển hơn trong khu vực, các công ty bảo hiểm chi trả bình quân khoảng 25% phần ngoài ngân sách nhà nước tài trợ.
Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ private expenditure trên GDP bình quân đầu người không phải ở mức cao nhưng tỷ lệ OOP (outof-pocket: chi phí mà cá nhân phải bỏ tiền túi do không có nguồn tài trợ nào khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe healthcare) trên GDP bình quân đầu người đang ở mức rất cao so với các quốc gia trên thế giới do không có nguồn chi trả từ các hợp đồng bảo hiểm tự tham gia.
Trung bình khoảng 3,1% tổng thu nhập hàng năm được sử dụng để trang trải các chi phí chăm sóc sức khỏe.
Cho nên, theo phân tích của BVSC, bảo hiểm sức khỏe còn rất nhiều "room" để tăng trưởng.
80% dân số trong độ tuổi lao động hiện nay chưa có nguồn thu nhập ổn định sau khi về hưu
Thống kê của BVSC cho biết tại Việt Nam chỉ có khoảng 21% lực lượng trong độ tuổi lao động đủ điều kiện để được hưởng lương hưu sau khi về hưu. Tỷ lệ này tại các nước phát triển là 88% và tại các nước trong khu vực là khoảng 26%. Trong khi đó trên thế giới, lương hưu do nhà nước chi trả là nguồn thu nhập chính sau khi về hưu.
Do đó, tại Việt Nam, khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động hiện nay chưa có nguồn thu nhập ổn định sau khi về hưu để trang trải chi phí sinh hoạt thường ngày, chưa kể đến các chi phí chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh khi về già.
Nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm giúp đảm bảo thu nhập khi về hưu
Theo dự báo Quỹ hưu trí của BHXH, từ 2013-2023: Chi bảo hiểm hưu trí < Thu BHXH + Quỹ dự trữ năm trước. Từ 2023 trở đi: Chi bảo hiểm hưu trí > Thu BHXH. Hết quỹ dự trữ năm trước.
Với nguy cơ “vỡ” quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai và tỷ lệ người già/người trong độ tuổi lao động ngày càng cao, các công ty bảo hiểm sẽ có vai trò lớn hơn trong việc giúp người lao động tiết kiệm để có được nguồn thu nhập sau khi về hưu hoặc là một nguồn thu bổ sung ngoài các khoản được chi trả từ ngân sách nhà nước. Chính phủ có thể sẽ có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các công ty bảo hiểm tư nhân.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Tin lời phỉnh dụ của kẻ lừa đảo, nhiều người dân nghèo ở các tỉnh ĐBSCL đã vay mượn, cầm cố nhà cửa, ruộng vườn lấy tiền qua Mỹ lao động mong đổi đời. Tuy nhiên, “giấc mơ Mỹ” thì mịt mù còn họ phải đối mặt nợ nần chồng chất.
Theo báo cáo mới công bố của công ty tuyển dụng nhân sự Navigos Search, Data Technology (Công nghệ dữ liệu) sẽ là ngành rất phát triển trong vòng 3 năm tới.
Malaysia và Thái Lan đang mạnh tay bắt giữ và trục xuất lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Malaysia truy quét lao động trái phéplao động việt nam tại malaysia
Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân mạo danh nhân viên phòng nhân sự công ty Samsung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên để thu lệ phí khi nộp hồ sơ, môi giới giấy tờ và bằng cấp giả, môi giới tuyển dụng và lừa đảo tiền của người tìm việc.
Từ 2006 đến nay, lương cơ sở tăng 2,9 lần, từ 450.000 lên 1,3 triệu đồng.
Phần lớn người lao động Việt Nam vẫn đang tự tích góp để trả lương hưu cho bản thân khi về già.
Nhiều phụ nữ lớn tuổi phản ánh đi lao động giúp việc nhà tại Ả Rập Xê Út đã gặp cảnh bị bóc lột, bạo hành..., muốn về nước phải bồi thường hàng ngàn USD cho môi giới.
Không được phép thu tiền đặt cọc của thực tập sinh và doanh nghiệp phải công khai các khoản phí là nội dung chủ yếu trong Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) vừa ký giữa cơ quan hữu trách của Việt Nam và Nhật Bản.
Năng suất lao động công nghiệp Việt Nam bị bỏ xa so với các nước.
Những nhà tuyển dụng ở Việt Nam đã công bố xu hướng mở rộng thị trường lớn nhất khu vực với 68% công ty dự định sẽ tăng nhân sự trong năm 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự