Phóng viên thường trú của Thanh Niên tại Bangkok đã trải qua những ngày lăn lộn, thậm chí vào tù thăm nuôi, cùng những người VN lao động bất hợp pháp trên đất Thái Lan để tìm hiểu về những thân phận tha hương sống chui nhủi ở nước ngoài.

Dự báo trong quý IV/2015, thị trường lao động toàn TP.HCM có nhu cầu khoảng 70.000 chỗ làm việc ổn định và 30.000 nhu cầu lao động thời vụ.
Báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM cho biết, dự báo trong quý IV/2015, thị trường lao động toàn TP.HCM có nhu cầu khoảng 70.000 chỗ làm việc ổn định và 30.000 nhu cầu lao động thời vụ.
Trong đó, riêng tháng 10/2015 cần 17.000 chỗ làm việc, tháng 11 cần 20.000 chỗ làm việc và tháng 12 cần 33.000 chỗ làm việc.
Về trình độ chuyên môn: Cao đẳng - Đại học – Trên đại học chiếm 30%; Trung cấp 20%; Công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề chiếm 15%; Lao động phổ thông khoảng 35%.
Nhu cầu tuyển dụng tiếp tục xu hướng vào nguồn lao động có trình độ, tay nghề. Tuy nhiên, những tháng cuối năm nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng cao về nhu cầu lao động phổ thông để phục vụ nhu cầu sản xuất và các hoạt động dịch vụ cuối năm.
Xét về lĩnh vực ngành nghề, nhu cầu tuyển dụng tiếp tục tập trung nhiều vào những ngành nghề như: Kinh doanh, dịch vụ, công nghệ thông tin, dệt may – giày da, du lịch, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, xây dựng...
Trong khi đó, nhu cầu lao động thời vụ tập trung ở các nhóm ngành như: Kinh doanh, bán hàng, dệt may, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn, bảo vệ, giúp việc gia đình, …
Trong quý III vừa qua, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM đã thực hiện khảo sát 4.173 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên với 36.317 chỗ làm việc ổn định, 9.764 nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ và 13.764 người có nhu cầu tìm việc.
Kết quả cho thấy, nhu cầu nhân lực tiếp tục xu hướng tuyển dụng lao động có trình độ, nghề chuyên môn, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông giảm nhiều.
Các nhóm ngành nghề có xu hướng tuyển dụng tăng trong quý III/2015 gồm: Kinh doanh bán hàng, vận tải kho bãi xuất nhập xuất khẩu, cơ khí tự động hóa, công nghệ thông tin, kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng…
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực, kinh tế TP.HCM trong năm 2015 tiếp tục đà phát triển tốt. Các ngành công nghiệp trọng yếu ngày càng chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng chung cũng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế tốt hơn, theo hướng chuyển dần sang các ngành có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.
Do vậy, thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng yêu cầu chất lượng, trình độ và hạn chế về số lượng.
Phóng viên thường trú của Thanh Niên tại Bangkok đã trải qua những ngày lăn lộn, thậm chí vào tù thăm nuôi, cùng những người VN lao động bất hợp pháp trên đất Thái Lan để tìm hiểu về những thân phận tha hương sống chui nhủi ở nước ngoài.
Gần 150 lao động đã nộp gần 10 tỉ đồng tiền học phí, tiền hồ sơ, tiền đặt cọc cho Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản
Nhiều doanh nghiệp thuộc Vasep cho rằng điều chỉnh tăng lương tối thiểu sẽ không khiến lương thực lĩnh của người lao động được tăng lên mà còn bị giảm đi.
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Cúc, doanh nghiệp gian lận bảo hiểm rất phổ biến, nếu kiểm tra hiện nay có thể truy thu bảo hiểm tại 100% doanh nghiệp.
Công chức, viên chức dự kiến được nghỉ từ ngày 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết mùng 7 Tết Bính Thân, tổng cộng 9 ngày và không phải đi làm bù.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi, lương tối thiểu của khối DN hiện đã cao hơn gấp 2 lần lương cơ sở mà 3 năm nay mức lương với khu vực công vẫn chưa thay đổi. Năm 2016 nếu không đặt vấn đề tăng lương cho cán bộ công chức, Chính phủ phải cân nhắc và giải trình rõ.
Từ đầu năm tới nay, gần 1.500 công nhân Cty CP Việt Hưng (chuyên may hàng xuất khẩu và sơmi nội địa, ở Q.12, TPHCM) luôn nhận tiền lương bình quân hơn 5,51 triệu đồng/người/tháng. Cá biệt, trong tháng 8 và tháng 9, rất nhiều công nhân nhận được tiền lương thực lĩnh ít nhất trên 6 triệu đồng.
Cách tính năng suất lao động tức là lấy tổng số hàng hóa dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế chia cho lao động tham gia tạo ra GDP...
Điều 91, khoản 1, Bộ luật Lao động năm 2012 ghi: “Mức lương tối thiểu (LTT) là mức lương thấp nhất trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn nhất… phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ”. Thực tế cho thấy, đến năm 2015, LTT trả cho CNLĐ vẫn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu của họ trên 20%.
Chủ công ty là người Hàn Quốc biến mất, để lại khoản nợ lương công nhân hơn 6 tỉ đồng, và nợ Bảo hiểm xã hội hơn 13 tỉ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự