tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

WB: Vấn đề của Việt Nam là tạo nên nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ

  • Cập nhật : 30/08/2015

(Tin kinh te)

Vấn đề của Việt Nam đang đối mặt không phải là lựa chọn “đúng” doanh nghiệp hay ngành cho 20 năm tới, mà là sắp đặt đúng vị trí cấu trúc, thể chế và hạ tầng để tạo nên một nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Trong đó các nguồn lực có thể dịch chuyển nhanh chóng về phía những doanh nghiệp có sức cạnh tranh.

 

Sáng 27/8, Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 diễn ra với chủ đề  "Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững". Tài liệu Diễn đàn có bài trình bày của Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về Thách thức và cơ hội cho tăng trưởng trong quá trình Hội nhập Quốc tế của Việt Nam.

Đại diện WB đánh giá, vấn đề Việt Nam hiện đang đối mặt không phải là lựa chọn “đúng” doanh nghiệp hay ngành cho 20 năm tới, mà là sắp đặt đúng vị trí cấu trúc, thể chế và hạ tầng để tạo nên một nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ, trong đó các nguồn lực có thể dịch chuyển nhanh chóng về phía những doanh nghiệp có sức cạnh tranh. 

Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển, từ đó tăng thu nhập quốc dân, đồng thời cũng cải thiện tình hình thị trường lao động và giúp hấp thụ những lao động dư thừa tự do trong quá trình tăng năng suất của ngành nông nghiệp. 

Trong bối cảnh toàn cầu, Việt Nam đang trải qua một quá trình tăng trưởng dồn ép, thách thức chính sách là cần nhận diện những sự can thiệp chiến lược để hỗ trợ và củng cố hoạt động của cơ chế thị trường, đồng thời sửa chữa các thất bại thị trường – và đặc biệt hỗ trợ hình thành các ảnh hưởng ngoại lai tích cực ở mức độ ngành và nền kinh tế nói chung.

Việt Nam đang chủ động tham gia các chuỗi giá trị trong 4 ngành được chú ý đặc biệt: thương mại nông nghiệp, quần áo và dệt may, thiết bị vận tải và công nghệ thông tin và liên lạc (ICT).

Mặc dù quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng, đặc biệt khi nông nghiệp kết nối được với các nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP, 28% doanh thu xuất khẩu và gần một nửa tổng việc làm. 

Xuất khẩu quần áo và hàng dệt may của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA giữa Việt Nam và EU, mặc dù những ưu đãi này chưa bằng ưu tiên miễn thuế dành cho các đối tác cạnh tranh kém phát triển như Bangladesh và Campuchia. Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi khi tiếp cận thị trường Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) giữa hai nước. Tại Hoa Kỳ, ngược lại, hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu thuế quan tối huệ quốc (MFN). 

Ngành công nghệ thông tin, liên lạc (ICT) rất quan trọng đối với Việt Nam vì hai lý do. Thứ nhất, nó bao phủ một nhóm các chuỗi giá trị bao gồm cả những thành tố của ngành dịch vụ, đặc biệt là những ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ hai, các ngành – kể cả hàng hóa và dịch vụ - đều có hàm lượng công nghệ cao, và đặc biệt cần những tiến bộ công nghệ bản địa có thể tiếp sức cho quá trình tăng năng suất trong dài hạn, làm cơ sở để nâng cao mức sống của người dân. 
 

Ngành ICT đã có tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng và bền vững thể hiện qua sự gia tăng nhanh của giá trị thặng dư nội địa, với tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 21%. Ngành này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam là động lực quan trọng cho hoạt động kinh tế và việc làm. Trong trung hạn, sự tăng trưởng của ngành này tương đương với Trung Quốc và nhanh hơn rất nhiều so với những nước tương đồng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục