Đơn giá áp dụng làm dự toán xây dựng tại các công trình do nhà nước đầu tư như: chung cư, trường học, bệnh viện, trụ sở hành chính... do Bộ Xây dựng ban hành cao hơn rất nhiều so với giá thực tế.

Trong báo cáo mới nhất, Bộ phận nghiên cứu của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s nhận định rằng xu hướng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam sẽ còn tiếp tục, nhờ sức cạnh tranh cải thiện và các cải cách.
Moody's đánh giá cao việc chuyển hướng sang xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Việt Nam. Ảnh: Lương Thái Linh/Bloomberg
Mức xếp hạng tín nhiệm “B1” với triển vọng tích cực của Việt Nam thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, nhờ sức cạnh tranh tăng và sự chuyển hóa kinh tế nhanh chóng, từ bỏ các ngành truyền thống như nông nghiệp sang chế biến, chế tạo, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 33,3% GDP.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đạt tiến bộ trong việc cải thiện chuỗi giá trị gia tăng trong thời gian ngắn, từ bỏ dần việc xuất khẩu các hàng hóa thâm dụng lao động như may mặc sang các sản phẩm điện tử có giá trị giá tăng cao hơn.
“Chính các xu hướng này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ và tốc độ tăng trưởng kinh tế”, báo cáo viết.
Moody’s kỳ vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh vẫn tiếp tục giúp đa dạng hóa kinh tế Việt Nam và tăng cường sức tăng trưởng so với các nước có cùng mức xếp hạng, qua đó giúp ổn định tình hình nợ công.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ tiếp tục mạnh mẽ, đạt trung bình 6,7% trong năm 2018 và giảm nhẹ xuống 6,5% năm 2019 do tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc. Mức tăng trưởng này gần gấp đôi tốc độ trung bình 3,6% của các nước có cùng xếp hạng B.
Tốc độ tăng trưởng cao sẽ còn được duy trì nhờ sức tiêu dùng trong nước (thể hiện qua tăng trưởng tín dụng mạnh) và tăng trưởng đầu tư (nhờ chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng). Tuy vậy, Moody’s cảnh báo rằng tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tạo thêm rủi ro cho ngành ngân hàng.
Hãng này cho rằng, mức nợ công cao và thâm hụt ngân sách tăng của Việt Nam là một rào cản đối với khả năng nâng định hạng tín nhiệm.
Khi Việt Nam tốt nghiệp chương trình vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, khả năng vay thêm nợ cũng bị suy giảm thêm. Tuy nhiên, việc hạn chế vay nợ bằng ngoại tệ cho thấy thị trường tài chính trong nước phát triển hơn, giúp giảm bớt những rủi ro về tái cấp vốn.
Báo cáo của Moody’s cũng ghi chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ đã và đang được đẩy mạnh với những thương vụ thoái vốn khỏi các doanh nghiệp có quy mô lớn.
MINH ANH
Theo Bizlive.vn
Đơn giá áp dụng làm dự toán xây dựng tại các công trình do nhà nước đầu tư như: chung cư, trường học, bệnh viện, trụ sở hành chính... do Bộ Xây dựng ban hành cao hơn rất nhiều so với giá thực tế.
Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính, dự thảo bổ sung, sửa đổi các Luật Thuế sẽ được trình lên và thông qua ngay tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới.
“Nếu phần lớn các nhà kinh doanh, đầu tư có cùng cảm nhận và phản ứng thì sẽ tạo một lực cung - cầu vượt tầm kiểm soát”...
Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, để mức thu nhập bình quân đầu người tiệm cận tới 15.000 USD/người/năm vào năm 2035, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh chóng, điểm mấu chốt trong vòng 20 năm tới của Việt Nam là phải bảo đảm năng suất lao động tốt.
Ngành chăn nuôi sẽ khó trụ vững khi nhiều dòng thuế nhập khẩu sẽ chạm mức bằng không.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý, lạm phát đừng để thấp quá mà cần chủ động kiểm soát theo mục tiêu để tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển...
Theo tính toán về tác động giảm Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe ô tô được Bộ Tài chính mới đưa ra, thu ngân sách Nhà nước có thể giảm khoảng 1.200 đồng mỗi năm.
Ảnh hưởng của việc phá giá Nhân dân tệ Trung quốc đã tác động lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi giá cả hàng hóa Trung quốc thấp hơn và cạnh tranh gia tăng...
Hài hòa để phát triển bền vững là một trong các thông điệp nổi bật từ “Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015” vừa diễn ra mới đây tại Thanh Hóa. Với việc hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập chưa từng có vào nền kinh tế toàn cầu, song nhiều thách thức vẫn đang ở phía trước. Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam đang cần được phát huy hơn lúc nào hết.
Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính sách và hành động.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự