Theo tính toán về tác động giảm Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe ô tô được Bộ Tài chính mới đưa ra, thu ngân sách Nhà nước có thể giảm khoảng 1.200 đồng mỗi năm.

Thu nhập của người Việt đang kém nhiều nước trong khu vực, trong khi tỷ lệ nợ công trên GDP ngày càng tăng và ở mức cao.
Theo bản tin được Bộ Tài chính công bố tháng tháng 11/2014, tỷ lệ nợ công của Việt Nam tính tới cuối năm 2013 là 54,2% GDP. Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng ngưỡng nợ này chưa tính hết các yếu tố rủi ro ảnh hưởng khoản nợ của Việt Nam.
Báo cáo với tiêu đề "Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020" cho hay nợ công cần tính thêm 3 khoản, trước hết là nợ phải trả của ngân sách trung ương và địa phương chưa được bố trí nguồn thanh toán (khoảng 165.000 tỷ đồng).
Bên cạnh đó là nợ của Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội ngoài khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (khoảng 41.400 tỷ đồng) và khoảng 49.500 tỷ đồng Chính phủ sẽ phải chi để xử lý các khoản nợ ngầm định. Các khoản này bao gồm nợ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu các ngân hàng, nợ bất thường để xử lý chi phí phát sinh đột xuất về an ninh, quốc phòng, y tế dự phòng, thiên tai, dịch bệnh...
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ công trên tổng thu ngân sách của Việt Nam ngày càng tăng và ở mức cao so với Malaysia, Thái Lan, Philippines. Ảnh: Bá Đô
Với cách tính này, Học viện Chính sách và Phát triển nhận định nợ công cuối năm 2013 phải lên 61,28%, tức cao hơn 7% so với ngưỡng công bố. Năm 2014, ước tính nợ công trên GDP là 66,4%, mặc dù thấp hơn mức trung bình của thế giới (79,7%) và các nước phát triển (108,5%) nhưng cao gấp 1,7 lần mức bình quân của các nước đang phát triển (35%) và cao nhất trong nhóm các nước đang phát triển ở Đông Nam Á.
So sánh với các số liệu về thu nhập bình quân, dân số, năng suất lao động, nhóm nghiên cứu nhận xét "Việt Nam nguy cơ trở thành quốc gia chưa giàu, đã già lại nợ nần nhiều". Cụ thể, cuối năm 2013, thu nhập bình quân người Việt là 1.910 USD, nợ công là 61,28% GDP, trong khi các nước trong khu vực có mức nợ công thấp nhưng thu nhập bình quân cao hơn nhiều. Ví dụ, con số này ở Philippines lần lượt là 2.765 USD và 50,2%, Indonesia là 3.645 USD và 24,4%, Thái Lan là 5.779 USD và 49,9%.
Trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp (3.000 - 5.000 USD), Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ dân số già cao nhất, khoảng 7% dân số trên 65 tuổi, trong khi Lào và Philippines chỉ là 4%, Indonesia và Ấn Độ khoảng 5%.
Theo đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam thuộc nhóm nước có năng suất lao động thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam lại có xu hướng giảm từ 4,1% một năm giai đoạn 2002 - 2007 xuống còn 3,2% giai đoạn 2008 - 2014...Có thể thấy, nợ nần nhiều đang trở thành vấn đề nhức nhối với Việt Nam, trong bối cảnh áp lực trả nợ ngày càng tăng. Nhóm nghiên cứu cho biết rủi ro vỡ nợ của Việt Nam vẫn ở mức thấp, song khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách Nhà nước còn hạn chế khiến nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức độ an toàn không bên vững.
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ công trên tổng thu ngân sách Nhà nước đang ở mức rất cao và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2013, tỷ lệ này là 33,39% (bao gồm cho vay lại), ước năm 2014 và 2015 lần lượt là 38,7% và 45,02%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, như Malaysia là 8,8%, Philippines 16,7%; Thái Lan 2,1%. Ở Nhật Bản, con số này là 24,7% dù nợ công lên tới 226%. GDP
Trước vấn đề này, ông Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển đề xuất nên xác định một ngưỡng nợ công phù hợp hơn cho giai đoạn mới 2016 - 2020, thay cho mức 65% hiện nay, đó là 68-70% GDP. Nếu tính thêm cả sai số, ngưỡng nợ phù hợp có thể ở mức 63-77% GDP.
Để kiểm soát nợ công, nhóm nghiên cứu của Học viện cũng khuyến nghị Chính phủ phải có cơ chế phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý trong tài trợ thâm hụt ngân sách, quản lý nợ vay nước ngoài. Theo đó, kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu dài hạn và Ngân hàng Nhà nước mua thay vì các ngân hàng thương mại mua trái phiếu kho bạc như hiện nay, điều này sẽ khắc phục được rủi ro kỳ hạn từ việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng để mua trái phiếu.
Đồng thời, trong giai đoạn 2015 - 2017, Nhà nước cần thoái vốn tối thiểu khoảng 50% tổng vốn chủ sở hữu hiện nay trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh nhằm giảm áp lực nợ công và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, vốn bị đánh giá đang ở mức tương đối thấp.
Việt Nam cũng cần ban hành cơ chế đặc biệt giải quyết các vướng mắc trong việc bán nợ xấu để ngân hàng đủ điều kiện mở rộng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, là điều kiện cốt lõi để đảm bảo an toàn nợ công. Đồng thời, một cơ quan độc lập chuyên trách quản lý nợ công ở cấp Chính phủ và Bộ Tài chính cũng phải được thành lập để tập trung quản lý, giám sát và thống kê nợ công, từ đó nâng cao trách nhiệm giải trình và hiệu quả quản lý giám sát nợ công.
Theo tính toán về tác động giảm Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe ô tô được Bộ Tài chính mới đưa ra, thu ngân sách Nhà nước có thể giảm khoảng 1.200 đồng mỗi năm.
Ảnh hưởng của việc phá giá Nhân dân tệ Trung quốc đã tác động lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi giá cả hàng hóa Trung quốc thấp hơn và cạnh tranh gia tăng...
Hài hòa để phát triển bền vững là một trong các thông điệp nổi bật từ “Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015” vừa diễn ra mới đây tại Thanh Hóa. Với việc hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập chưa từng có vào nền kinh tế toàn cầu, song nhiều thách thức vẫn đang ở phía trước. Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam đang cần được phát huy hơn lúc nào hết.
Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính sách và hành động.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nếu Trung Quốc không tiếp tục phá giá sâu đồng nhân dân tệ.
Vì sao Việt Nam có nhiều lợi thế, nguồn nhân lực trẻ, tài nguyên phong phú dồi dào nhưng xếp hạng nền kinh tế vẫn kém xa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Phillippnes. Chúng ta có thực sự thua kém không?
Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than – Khoáng sản, Hàng hải, Sông Đà… là những cái tên dẫn đầu trong danh sách vay nợ tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Làm thế nào để các DNNVV Việt Nam “tương thích” với những tác động của môi trường kinh tế toàn cầu mới? Đây là câu hỏi mà bản thân các DN Việt cũng như những chuyên gia và nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm.
Việc Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 7 vừa qua được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng là một cuộc đột phá thể chế lần thứ hai. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng thực hiện, hai luật này vẫn không tránh khỏi các vướng mắc phát sinh...
Nếu tăng trưởng cứ mãi “lẹt đẹt” 5%/năm thì kinh tế Việt Nam khó theo kịp các nước trong khu vực.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự