Đến nay, đã có 39 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39.069 tỉ đồng vào Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Tại Việt Nam, 68% lao động nước ngoài nói tiết kiệm được nhiều tiền hơn...
Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhất tại khu vực châu Á cho người lao động nước ngoài có mong muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân - kết quả cuộc khảo sát Expat Explorer mới nhất do ngân hàng HSBC thực hiện cho thấy.
Tại các khu vực khác, các quốc gia được cho là đem đến cơ hội cải thiện tài chính cao nhất cho người lao động nước ngoài là Qatar, Czech và Mexico. Cuộc khảo sát này được HSBC tiến hành với sự tham gia của 22.000 lao động nước ngoài trên toàn cầu.
Theo kết quả khảo sát, trên phạm vi toàn cầu, Trung Đông là khu vực đem lại sự cải thiện tài chính tốt nhất cho lao động nước ngoài.
Khoảng 76% người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Qatar nói nhờ chuyển tới nước này mà thu nhập khả dụng tăng; 75% nói họ có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) có tỷ lệ tương ứng 68% và 65% lao động nước ngoài đạt thu nhập khả dụng cao hơn so với khi ở trong nước.
Trung Đông cũng là khu vực tỷ lệ lao động nước ngoài có thu nhập hàng năm trên 200.000 USD cao thứ nhì thế giới, đạt mức 16%. Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đạt 19%.
Tại châu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Singapore là những điểm đến hàng đầu mà người nước ngoài tới sinh sống và làm việc có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn và có thu nhập khả dụng cao hơn.
Tại Việt Nam, 67% lao động nước ngoài được khảo sát nói thu nhập khả dụng tăng và 68% nói tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Tại Trung Quốc, tỷ lệ tương ứng là 68% và 65%.
Mặc dù 85% người lao động nước ngoài ở Hồng Kông nói họ phải chi nhiều tiền hơn để thuê nhà so với ở trong nước, 67% có thu nhập khả dụng cao hơn và 61% nói có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Tại Singapore, 65% người lao động nước ngoài nói đạt thu nhập khả dụng cao hơn. Tại Ấn Độ, 24% lao động nước ngoài nói có thể mua thêm được nhà nhờ ra nước ngoài làm việc.
Tại châu Mỹ, Mexico là quốc gia hấp dẫn nhất với người lao động nước ngoài. 63% lao động nước ngoài ở nước này có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn và 57% nói có thu nhập khả dụng tốt hơn.
Ngoài ra, gần một nửa, tức 49% lao động nước ngoài ở Mỹ và Canada nói nhờ tới các quốc gia này làm việc mà họ có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Tại châu Âu, Czech và Thụy Sỹ là hai điểm đến mà lao động nước ngoài có thể cải thiện tài chính cá nhân tốt nhất. 60% lao động nước ngoài tại hai quốc gia này có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Trên phạm vi toàn cầu, quốc gia nơi lao động nước ngoài được trả lương cao nhất là Thụy Sỹ, bình quân 181.000 USD/năm, so với mức trung bình toàn cầu là 104.000 USD/năm. Ngoài ra, 65% người lao động nước ngoài ở Thụy Sỹ cũng có thu nhập khả dụng cao hơn.
Đến nay, đã có 39 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39.069 tỉ đồng vào Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
“Các cam kết về giảm thuế, mở cửa thị trường và cơ hội đầu tư từ Hiệp định này hứa hẹn sẽ là động lực lớn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc đến với Việt Nam”, Chủ tịch UBCKNN nhận định tại hội thảo song phương giữa các nhà tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tổ chức cuối tuần qua.
Ngày 6/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào hội đàm với Phó Thủ tướng Lào, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam Somsavat Lengsavath đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước , 11 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng đã đạt 14,5 - 15% và dự báo cả năm có khả năng tăng trên 17%.
Có tổng tài sản khoảng 130 tỷ USD, sử dụng tới 70% diện tích đất kinh doanh, hưởng nhiều ưu đãi về tín dụng, thế nhưng nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn thua lỗ, lãi không đáng kể.
Theo World Bank, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện khoảng 200 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người tăng 4,8% hàng năm, đạt khoảng 2.200 USD. Tuy nhiên, với tốc độ tăng năng suất lao động chưa đến 4%, có xu hướng giảm, Việt Nam đang thua xa Trung Quốc và Hàn Quốc trước đây.
Sau thông tin Thành ủy TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) “hết tiền hoạt động”, bạn đọc tiếp tục nghe thêm chuyện UBND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) và một số địa phương đổ nợ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nước thừa nhận vẫn đang loay hoay với những khó khăn như thiếu vốn, công nghệ, nhân lực...
Cả nước hiện có tới hơn 4.200 giấy phép khai thác khoáng sản do các địa phương cấp, trong đó hơn 50% giấy phép sai quy định, hơn 500 giấy phép do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chấp thuận đề nghị trả lại hàng trăm tỉ đồng tiền “ký quỹ đầu tư” dự án tại bắc bán đảo Cam Ranh và TP Nha Trang cho ba nhà đầu tư.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự