Sau tuyên bố của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về những giải pháp giúp đỡ ngư dân các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, tình hình thu mua cá đã có những chuyển biến tích cực.

Ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, giá dầu giảm không chỉ nên bàn đến chuyện ngân sách thiệt mà ngân sách cũng phải hưởng lợi từ việc đó, người tiêu dùng cũng phải được hưởng lợi; tức là phải “cưa” lợi ích ra.
Gần đây, diễn biến giá dầu thô thế giới liên tục sụt giảm nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu ngân sách nhà nước năm nay có bị ảnh hưởng mạnh không? Và người dân được hưởng lợi gì từ việc giá dầu giảm?
Ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong ngắn hạn chắc chắn giá dầu có ảnh huởng theo nghĩa nguồn thu cả 2 vế.
Thứ nhất, thu nhập từ dầu giảm do đóng góp từ dầu lớn thì có thể giảm đi nhưng không phải sụt giảm như cách báo chí đưa trước đó là cứ sụt 1 USD/thùng thì ngân sách mất 1.000 tỷ đồng. Thực ra không hẳn vậy, mà ở đây là động thái từ mức nào giảm thì nó ảnh hưởng.
Trên quan điểm dài hạn, ông Thiên lưu ý là cái khó nhất của chúng ta là làm sao chuyển từ giá dầu thấp thành động lực phát triển mà Việt Nam lại làm có vẻ như không giỏi lắm.
Ví dụ doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thích nhưng người tiêu thụ xăng dầu thì chưa được hưởng lợi nhiều.
“Bằng chứng tôi thấy là nguời ngồi trên taxi chả thấy giá nó giảm gì cả. Xe máy thì có thể trực tiếp tác động” - ông Thiên cho biết.
Như vậy, nhóm được hưởng lợi ích từ giá dầu giảm chưa nhiều mà làm sao lợi ích từ giá dầu giảm chuyển đến người sản xuất để giảm chi phí mới là quan trọng thì chỗ này ta làm chưa tốt. Điều này rất quan trọng.
Thứ hai, giá dầu giảm không chỉ nên bàn đến chuyện ngân sách thiệt mà ngân sách cũng phải hưởng lợi từ việc đấy mà người tiêu dùng cũng phải được hưởng lợi, tức là phải “cưa” lợi ích ra.
Ông Thiên cho rằng, giá dầu giảm 10 đồng thì 1 bên là thị trường, một bên là ngân sách, có thể ngân sách giảm thu ít đi 1 chút nhưng cũng phải được tăng lên, thông qua việc tăng thuế xăng dầu nhập khẩu.
“Có thể ngân sách hưởng lợi 3 - 4; bên kia là 6 -7. Có vẻ cách tiếp cận của chúng ta chỉ là giá dầu giảm, ngân sách không được tăng thuế, chỉ người dân hưởng lợi. Hai bên đều phải được hưởng lợi thì khi đấy ngân sách cũng bảo đảm, phát triển cũng bảo đảm” – Ông Thiên diễn giải.
Ông cũng đặc biệt lưu ý đến việc chuyển lợi ích của giảm giá xăng dầu đến DN, những người tiêu thụ xăng dầu, nếu không cái này có tính bất thường, ngắn hạn; chưa kịp chuyển nó đã vọt lên rồi thì nó không ổn.
“Phản ứng và cơ chế chuyển phải làm sao để nếu không mình lại thành cái xứ mà cơ hội để giảm giá thành bao nhiêu DN không được hưởng lợi. Bởi lẽ tình hình doanh nghiệp chung của Việt Nam cũng đang còn rất nhiều khó khăn" - ông Thiên lưu ý.
Về lợi ích của người dân khi giá dầu giảm, ông Thiên cho rằng, phải là thị trường cạnh tranh. Còn nếu độc quyền thì việc chuyển tải lợi ích giảm giá đến người tiêu dùng là sẽ rất chậm, có khi không giảm cũng không làm gì được.
Theo ông Thiên, phải có chế tài, có luật chống độc quyền, luật về cạnh tranh thật sự nghiêm túc thì mới được.
“Nhà nước bảo giảm giá dầu 10% thì tăng thuế 3% và 7% còn lại để lại cho DN nhưng làm sao để 7% xuống DN là câu chuyện của tổ chức thị trường và nhà nước phải can thiệp như thế nào để chống độc quyền” – ông Thiên nói.
Sau tuyên bố của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về những giải pháp giúp đỡ ngư dân các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, tình hình thu mua cá đã có những chuyển biến tích cực.
Việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường.
Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 29/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gần 200 trang báo cáo về thực trạng và kiến nghị với Thủ tướng và các bộ ngành có liên quan. Có tới trên 170 nội dung liên quan đến 9 nhóm vấn đề chính mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm kiến nghị.
Đây là ý kiến của T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên - môi trường, xung quanh nguyên nhân cá chết vừa qua.
Khai thác “gã khổng lồ” Amazon, Alibaba, Facebook… để xây dựng thương hiệu gạo Việt.
Việt Nam có rất nhiều triển vọng để trở thành “công xưởng mới” của thế giới, tuy nhiên qua thực tế nội lực cho thấy, Việt Nam vẫn còn đối mặt với không ít rào cản, thách thức.
Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa dân số rất nhanh và theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già. Đây được cho là thách thức lớn về vấn đề lao động, an sinh xã hội, y tế… nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế này.
“Tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi.
Có 9 nhóm vấn đề hiện doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vướng mắc đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới Văn phòng Chính phủ trước thềm Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp và các vấn đề này tiếp tục được VCCI gửi báo cáo bổ sung lần 2.
Cá chết, tôm chết, nghêu chết... Hàng vạn ngư dân làng chài lâm vào cảnh điêu đứng. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực... Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự