"Mọi người đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc là không hiện đại. Có hàng Trung Quốc trung ương, có hàng Trung Quốc địa phương, còn đơn vị trúng thầu cấp ống nước sông Đà giai đoạn 2 là một tập đoàn của nhà nước".

Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong chiến dịch truy quét hàng giả để đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TPP.
Trang tin Nikkei Asian Review cho hay, Chính phủ Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam đấu tranh chống hàng giả nhập khẩu, với hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả của các quy tắc trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiệp định TPP có hẳn 1 chương về sở hữu trí tuệ, cung cấp nội dung bảo vệ bản quyền và thương hiệu mạnh mẽ hơn so với các hiệp định thương mại khác, chẳng hạn như cho phép các cơ quan chức năng vạch trần những trường hợp vi phạm mà thậm chí không cần đến quyền khiếu nại của chủ thể.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không thể được hưởng lợi một cách trọn vẹn nếu như tất cả các thành viên TPP không thực thi đầy đủ những quy định trong Hiệp định.
Chính phủ Nhật Bản cho rằng các nền kinh tế mới nổi cần nâng cao các kỹ năng phòng chống hàng giả, hàng nhái và muốn giúp đỡ các nước này, trước hết là Việt Nam.
Theo đó, Nhật Bản sẽ hỗ trợ các quan chức biên giới Việt Nam nâng cao các kỹ năng so sánh hàng giả và các sản phẩm hợp pháp, đồng thời tạo ra và một khuôn khổ cần thiết để các nhà quản lý có thể tham gia cùng với các ngành công nghiệp bán lẻ nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.
Những biện pháp này là một phần trong thỏa thuận hợp tác mà Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Motoo Hayashi đã cam kết cùng với các quan chức Việt Nam trong buổi làm việc mới đây tại tại Hà Nội.
Nikkei Asian Review trích dẫn lời một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết, xe máy và các loại hàng giả khác đang tràn ngập vào thị trường Việt Nam qua Trung Quốc. Việc phát hiện hàng giả, hàng nhái ngày càng trở nên khó khăn hơn nếu chỉ dựa vào bề ngoài của sản phẩm.
Phía Nhật Bản cũng đang có kế hoạch mở rộng hỗ trợ cho Malaysia và các thành viên khác trong TPP tăng cường nhập khẩu các sản phẩm hợp pháp từ Nhật Bản.
Nhật Bản và Việt Nam cũng sẽ mở rộng hợp tác trong ngành công nghiệp dệt may. Hai nước sẽ cân nhắc dỡ bỏ thuế đối với một số mặt hàng dệt may trong khu vực, đồng thời xem xét trợ cấp và tiết kiệm thuế cho các nhà sản xuất Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam. Hai bên sẽ thảo luận về các biện pháp này trong năm bản lề 2016 và cuộc họp đầu tiên dự kiến diễn ra trong tháng 6, theo thuận được ký kết vào ngày 19/3.
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam năm 2015 tăng 21%, đạt 1.510 tỷ yên (tương đương 13,5 tỷ USD). Với dân số đang gia tăng, Việt Nam hứa hẹn là một thị trường tiềm năng thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản, với kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan hơn các nước khác như Trung Quốc và Hàn Quốc.
"Mọi người đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc là không hiện đại. Có hàng Trung Quốc trung ương, có hàng Trung Quốc địa phương, còn đơn vị trúng thầu cấp ống nước sông Đà giai đoạn 2 là một tập đoàn của nhà nước".
Quý I/2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 4,026 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam.
Theo Ngân hàng Deutsche Bank, rủi ro chính của Việt Nam là việc xuất khẩu của thế giới giảm tốc khiến đồng VND có thể bị mất giá trong thời gian tới, khi các đồng tiền của những đối tác thương mại khác cũng giảm giá.
Theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp (DN) hiện nay đều đang rất hứng khởi với các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết, dẫn chứng cho thấy có tới 68% DN được hỏi biết về TPP.
Khoảng 2,1 triệu tỷ đồng sẽ được phân bổ cho đầu tư phát triển (ĐTPT) giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu chi lớn như vậy được đặt trong bối cảnh thu ngân sách Nhà nước (NSNN) khó khăn, nợ vay đã lớn đang tạo áp lực cho việc phân bổ vốn cho các công trình dự án.
Theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, dự án 619 tỷ đồng do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm nhà thầu tại Hưng Yên đang bị chậm tiến độ...
Nhập siêu giảm mạnh được nhìn nhận là do có sự đóng góp lớn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà điển hình là Công ty Samsung.
Cần truy thu lại khoản thuế nhập khẩu xăng dầu vốn đã chảy vào túi doanh nghiệp để nộp lại ngân sách hoặc đưa vào quỹ bình ổn để đảm bảo lợi ích cho người dân.
Theo các chuyên gia, khi người dân hay doanh nghiệp nợ thuế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên khi bộ ngành làm sai cũng cần phải chịu trách nhiệm tương tự. Về tiền chênh lệch thuế nhập khẩu, các chuyên gia cho rằng cần sớm trả lại dân, cơ quan quản lý lại cho rằng cần nghiên cứu thêm.
Hơn 90% DN Việt Nam là nhỏ và vừa, nếu muốn vươn lên và cạnh tranh bình đẳng với các DN trong khu vực, cần phải hành động ngay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự