Theo Bloomberg, trong vài năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam chi 5,7% GDP cho cơ sở hạ tầng, cao nhất Đông Nam Á, đứng sau mỗi Trung Quốc (6,8%). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tới 480 tỷ USD để có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Được xem xét thông qua sớm nhất là nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 với con số 10,5 triệu tỷ...
Chính phủ dự kiến tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỷ đồng.
Tổng thu gần 7 triệu tỷ, tổng chi trên 8 triệu tỷ, chi đầu tư phát triển khoảng 2 triệu tỷ...
Đó là những con số được nêu tại dự thảo nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016 - 2020. Một trong những nội dung sẽ được Quốc hội quyết định trong tuần làm việc từ 7 - 11/11.
1. Sáng 9/1, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm (trong đó có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020).
Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thảo luận trong phiên toàn thể ngày 1/11 vừa qua đề cập nhiều con số lên đến triệu tỷ.
Đó là, tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6.864 nghìn tỷ đồng. Đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó thuế, phí và lệ phí khoảng 21-22% GDP.
Tổng chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn này khoảng 8.025 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25-26% tổng chi ngân sách nhà nước; giảm tỷ trọng chi thường xuyên ngân sách nhà nước xuống dưới 64% tổng chi ngân sách nhà nước. Ưu tiên chi trả nợ, đảm bảo dự trữ quốc gia khoảng trên 10% (không bao gồm trả nợ gốc).
Tổng chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,7% GDP, trong đó bội chi ngân sách Trung ương không quá 3,5% GDP và bội chi ngân sách địa phương không quá 0,2% GDP
2. Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm cũng nêu mục tiêu đảm bảo an toàn nợ công, với nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 53% GDP, đến năm 2020 không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu cân đối ngân sách nhà nước hằng năm không quá 25%.
3. Sáng thứ năm (10/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội thảo luận tuần qua nêu: tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỷ đồng.
Gồm: vốn ngân sách Trung ương 1.120.000 tỷ, vốn nước ngoài 300.000 tỷ, vốn trong nước 820.000 tỷ, trong đó giai đoạn 2017 - 2020 phát hành 200.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ. Vốn cân đối ngân sách địa phương là 880.000 tỷ.
4. Thứ sáu (11/11) Quốc hội sẽ thông qua dự toán ngân sách nhà nước 2017.
Theo dự thảo nghị quyết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.212.180 tỷ đồng.
Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.390.480 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 178.300 tỷ đồng tương đương 3,5% tổng sản phẩm trong nước.
5. Được xem xét thông qua sớm nhất là nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Dự thảo nghị quyết đưa ra yêu cầu đến năm 2020 phải đạt được một số mục tiêu cơ bản.
Một trong số đó là giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước tương đương với mức lãi suất cho vay trung bình trong khu vực. Đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).
Mục tiêu tiếp theo là nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã giải trình trước Quốc hội về nguồn lực tái cơ cấu 10,5 triệu tỷ được nêu tại dự thảo kế hoạch.
Ông nói, mức dự kiến 10,5 triệu tỷ đồng là “mục tiêu cần đạt được” để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%, trong đó, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 dự kiến là 2 triệu tỷ đồng.
Theo Bloomberg, trong vài năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam chi 5,7% GDP cho cơ sở hạ tầng, cao nhất Đông Nam Á, đứng sau mỗi Trung Quốc (6,8%). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tới 480 tỷ USD để có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm tăng mạnh. Vài năm trước, Trung Quốc đã thay đổi quy trình công nghệ để môi trường sạch hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ công nghệ lạc hậu từ nước này sẽ tuồn về Việt Nam.
“Các nhà đầu tư cũng đã nhận ra BOT không còn là miếng bánh ngon dễ ăn, các ngân hàng cũng thấy như vậy nên họ cũng đã bắt đầu bỏ chạy.” ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
Theo Bloomberg, dù là một trong những nền kinh tế nhỏ của châu Á, Việt Nam đang nằm trong top đầu của cuộc đua đầu tư hạ tầng để thu hút vốn nước ngoài.
Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) đã có văn bàn đề nghị tiếp tục đầu tư thêm 2,5 tỷ USD, nâng tổng mức đầu tư dự án tại Bắc Ninh lên 6,5 tỷ USD. Tuy nhiên, việc đầu tư thêm đi kèm với điều kiện, dự án hiện tại của SDV tại Bắc Ninh được chuyển sang hưởng ưu đãi theo tiêu chí dự án có quy mô lớn
Sau thành công bước đầu về khoán xe đối với một số chức danh Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và tương đương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục yêu cầu mở rộng diện khoán xe với doanh nghiệp trong ngành và siết việc dùng xe đưa đón không đúng quy định.
Theo kế hoạch, Thanh tra Bộ Công Thương sẽ có hai buổi làm việc bao gồm làm việc với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Ban Quản lý dự án nhà máy đạm Ninh Bình vào ngày 18/10 vừa qua.
Cơ chế điều chỉnh giá điện theo dự thảo được Bộ Công Thương đưa ra được xem là nửa vời và chưa theo đúng thị trường khi ngành điện đang tồn tại sự độc quyền.
Toàn bộ kinh phí bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa sẽ được giải ngân và quyết toán trước ngày 31-12-2016.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam phục hồi lên 6,3% năm 2017, nhờ nhu cầu tiêu dùng và tín dụng tăng, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự